Chuyên mục

Mua sắm trực tuyến lên ngôi thời dịch bệnh

Hữu Trí (Trung tâm Tin tức VTV24) - 18/03/2020 - 11:27 - Tiêu dùng

VTV.vn - Trong khảo sát của Nielsen Việt Nam và Infocus Mekong Mobile Panel, 25% số người được hỏi cho biết đã tăng cường mua sắm online và giảm các hoạt động mua sắm trực tiếp.

Lo lắng vì dịch COVID-19, nhiều người dân đã hạn chế ra đường, đến những nơi đông người, kéo theo việc mua sắm trực tiếp cũng có xu hướng thu hẹp. Thay vào đó, họ tìm đến những cách thức mua sắm phi truyền thống.

Không chỉ với các loại thực phẩm khô hay hàng chế biến sẵn, nhu cầu mua sắm online của người dân tại thời điểm này còn là các loại thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày. Thịt, rau, củ… là những mặt hàng được mua nhiều nhất trên ứng dụng của một hệ sinh thái. Bên cạnh đó, với việc sở hữu ví điện tử riêng, nhiều ưu đãi trong thanh toán cũng thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Bộ Công Thương cho biết, do lo ngại dịch bệnh COVID-19, trong khi doanh thu tại các chợ tại Hà Nội đã giảm 50 - 80% thì ngược lại, doanh thu từ mua sắm online qua các kênh thương mại điện tử của một số doanh nghiệp đã tăng từ 20 - 30% từ đầu mùa dịch đến nay.

Thương mại điện tử là ngành 'chịu chi' nhất cho hình thức quảng cáo trực tuyến Thương mại điện tử là ngành "chịu chi" nhất cho hình thức quảng cáo trực tuyến Biến động thị trường thương mại điện tử Biến động thị trường thương mại điện tử Doanh nghiệp thương mại điện tử tìm cách ứng phó với nguy cơ thiếu hàng hóa Doanh nghiệp thương mại điện tử tìm cách ứng phó với nguy cơ thiếu hàng hóa

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Hữu Trí (Trung tâm Tin tức VTV24)

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.