Chuyên mục

Thói quen tiêu dùng chi phối ngành thực phẩm hậu COVID-19

VTV Digital - 29/10/2020 - 15:41 - Tiêu dùng

VTV.vn - Dịch COVID-19 đã khiến người tiêu dùng toàn cầu có xu hướng quan tâm các thực phẩm giữ gìn sức khoẻ. Chính những thói quen mới này đang dần chi phối ngành thực phẩm.

Theo nghiên cứu gần đây của ADM OutsideVoice, 77% người tiêu dùng có xu hướng quan tâm giữ gìn sức khoẻ trong tương lai. Cũng theo đơn vị này, đại dịch khiến 57% người tiêu dùng toàn cầu muốn tăng cường sức đề kháng. Các sản phẩm có chứa thành phần lợi khuẩn bổ trợ hàng rào miễn dịch sẽ được người tiêu dùng tìm đến.

Ngoài việc chất lượng của thực phẩm phải đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ và có nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng cũng quan tâm tới các sản phẩm chăm sóc tới sức khoẻ tinh thần sau khi đại dịch xảy ra.

Thói quen tiêu dùng chi phối ngành thực phẩm hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Mọi người tìm kiếm giải pháp cải thiện sức khoẻ, cho phép bản thân ăn các loại thực phẩm và đồ uống dễ chịu, nhưng vẫn cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và hưởng thụ.

Theo báo cáo của ADM, 35% người tiêu dùng đều lo lắng về sức khoẻ tinh thần. Mọi người tìm kiếm giải pháp cải thiện sức khoẻ, cho phép bản thân ăn các loại thực phẩm và đồ uống dễ chịu, nhưng vẫn cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và hưởng thụ. Ngoài ra, thay vì ăn ngoài hàng, người tiêu dùng ưu tiên việc ăn uống tại nhà thường xuyên hơn. Bên cạnh việc tự nấu ăn, việc đặt đồ ăn về nhà cũng tăng cao. Theo kết quả báo cáo của Q&Me, 75% người tiêu dùng Việt đã sử dụng dịch vụ giao thức ăn, trong đó 24% người dùng mới làm quen với hình thức này lần đầu tiên do COVID-19.

Cũng theo Nielsen Việt Nam, dịch COVID-19 đã phân người tiêu dùng Việt ra làm 2 nhóm: nhóm bị ảnh hưởng thường bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mại và nhóm không bị ảnh hưởng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khoẻ và có xu hướng cao cấp hoá. Điều này đã tác động không nhỏ đến ngành thực phẩm, đặc biệt là các chuỗi cung ứng và bán lẻ thực phẩm trong nước.

Thói quen tiêu dùng chi phối ngành thực phẩm hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Người dân dần ưa chuộng các sản phẩm nội địa hơn sau dịch COVID-19.

“Trước đây, chỉ có các dòng bánh quy, ngũ cốc dinh dưỡng phục vụ cho nhưng khách hàng có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng. Hiện nay siêu thị cũng đã phát triển thêm dòng sản phẩm này, nâng cao tỉ trọng, trước đây chỉ chiếm khoảng 3%, giờ cũng lên tới 5%", bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH bán lẻ BRG chia sẻ. 

Còn với các mô hình F&B vốn tập trung vào trải nghiệm ăn uống, không gian ẩm thực và câu chuyện thương hiệu thì giờ đây đã mở rộng mảng giao thức ăn tận nhà.

“Theo quan sát thì F&B hiện nay, các bạn cũng rất linh hoạt. Họ cũng đã áp dụng những mô hình bán hàng đa kênh, và tất cả những chươnng trình, từ chính sách bán hàng, đến bao bì, đóng những combo sản phẩm cũng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại nhà của người dân”, bà Lê Minh Trang, Quản lý cấp cao bộ phận đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam cho hay. 

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Nielsen, có đến 17% người tiêu dùng Việt Nam cho biết chỉ mua hàng của các nhà sản xuất nội địa, một con số ấn tượng so với mức trung bình toàn cầu là 11%, điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm trong nước.

Hãy cùng đón xem bản tin Tiêu dùng 24h phát sóng vào 10h hàng ngày trên VTV1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.