Bế tắc thị trường thủy sản do dịch COVID-19: Đâu là hướng gỡ khó?

Tấn Quýnh (VTV9)Cập nhật 20:53 ngày 02/04/2020

VTV.vn - Trong thời dịch bệnh COVID-19, hơn lúc nào hết cần có những giải pháp linh hoạt để từng bước gỡ khó cho những vùng nuôi thủy sản đang gặp bế tắc về thị trường.

Những con tôm hùm hấp dẫn giờ chỉ còn trên biển hiệu tại một nhà hàng. Nhà hàng đã đóng cửa từ khi xảy ra dịch COVID-19 bởi có mở cửa thì cũng chẳng có khách. Chấp nhận tổn thất kinh tế, thực hiện cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, không chỉ các nhà hàng mà những quán ăn nhỏ đã tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, đây là những nơi tiêu thụ chủ lực cho nhiều mặt hàng thủy sản vốn có giá trị kinh tế cao từ các vùng nuôi như: ốc hương, cá mú, tôm hùm... Như vậy, thị trường nội địa đối với mặt hàng thủy sản đã bị sụt giảm trầm trọng, trong khi trước đó đầu ra xuất khẩu thủy sản vốn đã gặp ách tắc, thậm chí có lúc đóng băng bởi diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do tác động của dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến thời điểm này, đa số doanh nghiệp bị sụt giảm từ 35 - 50% đơn hàng. Vào tháng 1, xuất khẩu thủy sản chỉ gặp khó ở thị trường Trung Quốc, nhưng vào tháng 3 vừa qua cũng như trong thời gian tới, khó khăn trong xuất khẩu thủy sản lan rộng ở tất cả thị trường.

Sự bế tắc trên thị trường thủy sản đang gây ra hàng loạt khó khăn và mọi khó khăn cuối cùng đều dồn về vùng nuôi thủy sản. Nông dân đang trong tình cảnh hết sức khó xử, bán tháo thủy sản thì không ai mua, giữ lại cũng không được. Hầu như người nuôi thủy sản nào cũng cho rằng: đây là khó khăn buộc phải chấp nhận, và không còn cách nào khác trong lúc này là họ phải nuôi cầm cự thủy sản, khiến gánh nặng chi phí càng thêm nặng nề.

Điều có thể làm ngay lúc này là hỗ trợ người nuôi để có thể nuôi cầm cự thủy sản, đồng thời cần tính đến chuyện khơi thông thị trường cho các mặt hàng thủy sản chủ lực khi dịch bệnh COVID-19 được đẩy lùi. Để khơi thông thị trường, không thể không bắt đầu bằng việc thay đổi vùng nuôi đáp ứng yêu cầu truy xuất nguốn gốc thủy sản.

"Ảm đạm", "lao đốc", "khủng hoảng" là những từ được nhắc đến nhiều khi nói đến nền kinh tế toàn cầu trong thời gian này. Trên thực tế, dịch COVID-19 không khác gì là cơn bão càn quét, khiến cho bất cứ nền kinh tế nào cũng bị ảnh hưởng. Nhiều chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thực sự là cú sốc lớn, cần nhiều thời gian với những quyết sách đúng đắnđể phục hồi được "sức khỏe" cho nền kinh tế. Ngành thủy sản cũng vậy, hơn lúc nào hết cần có những giải pháp linh hoạt để từng bước gỡ khó cho những vùng nuôi thủy sản đang gặp bế tắc về thị trường.


VASEP kiến nghị gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP kiến nghị gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VTV.vn - Trong tháng 3, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 4,1%. Thủy sản là 1 trong những ngành ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19, so với cùng kỳ năm 2019, giảm hơn 19%.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.