Bờ biển Đông trôi theo sạt lở, người dân đứng ngồi không yên

Vĩnh Phúc (VTV9)Cập nhật 15:01 ngày 01/10/2019

VTV.vn - Trong khi con sóng biển Tây vẫn chưa thôi giận dữ, thì người dân sống ven biển Đông ĐBSCL cũng đang phải mất đất, mất nhà, đặc biệt là khi mùa gió chướng đã về.

Sống ở cửa biển Vàm Xoáy, huyện Ngọc Hiển hàng chục năm qua, người đàn ông này chưa bao giờ thấy biển lấn đất nhiều như hiện tại. Đứng tại vị trí từng là căn nhà của mình, anh vẫn chưa hết bàng hoàng.

Nhiều năm qua, sạt lở là nỗi lo thường trực của những hộ dân sống ở cửa biển Vàm Xoáy. Sóng biển không chỉ làm mất rừng phòng hộ và bờ biển phía ngoài, mà còn đe dọa trực tiếp đến khu dân cư đông đúc sâu bên trong cửa biển.

Ngoài khu vực Vàm Xoáy thì phía bờ biển Đông của tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 25 km bị sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Các khu vực này tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, huyện Năm Căn và huyện Đầm Dơi. Tình trạng sạt lở diễn ra đặc biệt nguy hiểm và liên tục khi mùa gió chướng bắt đầu.

Để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, tỉnh Cà Mau đã vận động các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ biển Đông di dời đến nơi an toàn. Tuy nhiên, tỉnh cũng cho biết đây chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu như tình trạng sạt lở vẫn kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn, thì nguy cơ rất lớn sẽ đe dọa đến Mũi Cà Mau.

Hết bờ biển Tây, Cà Mau lại ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông Hết bờ biển Tây, Cà Mau lại ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông

VTV.vn - Sau khi gia cố đê Biển Tây vừa đi vào ổn định, ngày 19/9, tỉnh Cà Mau tiếp tục ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.