Theo các chuyên gia, bệnh dại diễn biến phức tạp là do chó nuôi được thả rông nhiều chưa được quản lý chặt chẽ. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó còn thấp (51%) chưa đạt ngưỡng khống chế. Cùng với đó, nhận thức về phòng chống bệnh dại của người dân còn hạn chế, chủ quan. Thói quen của nhiều người sau khi bị chó hoặc mèo cắn sẽ là xem vết cắn đó như thế nào, có sâu hay bị rách da hoặc chảy máu không. Nếu không phát hiện ra vết cắn lớn hoặc chảy máu thì gần như sẽ bỏ qua. Đây là một trong những nguyên nhân khi phát bệnh thì đã quá muộn.
Vết cắn từ những con vật nhỏ bé như chó và mèo, khỉ, chuột, dơi… đều không để lại dấu vết rõ ràng, nếu không phát hiện kịp hoặc bỏ qua thì tính mạng có thể sẽ gặp nguy hiểm. Ngoài ra, ngay cả những động vật như chó, mèo nuôi trong nhà vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh dại chứ không chỉ những con vật thả rông ngoài đường.Vì thế đừng chủ quan với bất kỳ vết thương nhỏ nào.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vaccine dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó, và tiêm vaccine cho chó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!