ĐBSCL phòng chống sạt lở bờ sông bằng giải pháp “mềm”

Thanh Chương - Nhật Di (VTV9)Cập nhật 22:09 ngày 27/11/2019

VTV.vn - Thực tế cho thấy, hiệu quả đê, kè trong việc khắc phục sạt lở bờ sông chưa cao, trong khi các giải pháp "mềm", thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

34.000m3 cát được bỏ vào bao tải để xử lý vị trí sạt lở bờ sông ven Quốc lộ 91. Tuy nhiên, 20 ngày sau, hệ thống kè bằng bao cát đã bị phá vỡ, sạt lở tiếp tục lan rộng hơn 10m. Giải pháp xử lý cấp bách này đã bị thất bại hoàn toàn. Nhiều công trình kè sông kiên cố có mức đầu tư lớn lại không phù hợp tự nhiên. Một số hạng mục đã đổ sụp trước khi đưa vào sử dụng.

Nôn nóng, lúng túng trong việc xử lý, khắc phục sạt lở bờ sông, nhiều tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã quá chú trọng vào các giải pháp công trình. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là xu hướng chung ở nhiều địa phương.

Trước diễn biến khó lường của sạt lở, các nhà khoa học khuyến nghị, ĐBSCL nên sử dụng các giải pháp "mềm", chi phí thấp và thân thiện với tự nhiên. Nguyên nhân là do việc tác động "thô bạo" bằng các công trình kiên cố sẽ gây hối tiếc cao.

Sạt lở bờ sông do thiếu hụt bùn, cát tại ĐBSCL Sạt lở bờ sông do thiếu hụt bùn, cát tại ĐBSCL

VTV.vn - Sạt lở bờ sông ở ĐBSCL đang tăng gấp 5 - 6 lần trong 10 năm qua, trong đó sự thiếu hụt bùn cát từ thượng nguồn đổ về là một trong những những tác nhân quan trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.