Khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện tại Việt Nam mỗi năm

VTV9Cập nhật 09:20 ngày 14/05/2019

VTV.vn - Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%.

Dù đã có hướng dẫn để các bậc phụ huynh biết cách xử trí khi trẻ bị xâm hại, nhiều ông bố, bà mẹ vẫn lúng túng, không biết phải làm gì khi con của mình rơi vào trường hợp trên. Việc chậm trễ trong xử lý không những gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ mà còn khiến cho cơ quan chức năng gặp khó khăn trong thu thập chứng cứ để xử lý các đối tượng xâm hại.

Nếu vào các thời điểm lễ, Tết, đêm khuya, gặp khó khăn khi cầu cứu các cơ quan chức năng, phụ huynh có thể đến các bệnh viện lớn trong thành phố hoặc trong tỉnh để yêu cầu giám định, sau đó làm đơn nhờ cơ quan cảnh sát điều tra gửi công văn tới bệnh viện để lấy kết quả làm cơ sở khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi xâm hại.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi phát hiện trẻ bị xâm hại, việc đầu tiên chúng ta cần làm là trấn an tinh thần cho con trẻ, phụ huynh không nên la mắng và ép con kể lại ngay câu chuyện khủng khiếp mà trẻ vừa trải qua, cần lưu giữ vật chứng để có cơ sở báo cáo cơ quan chức năng như: lời kể của trẻ, dấu vết trên cơ thể do hành vi xâm hại gây ra (áo quần, đồ chơi). Sau đó, phụ huynh cần gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an. Việc giám định cần được tiến hành ngay, tốt nhất trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm trẻ bị xâm hại.


Chậm trễ giám định trẻ bị xâm hại: Thiếu quy trình hay thiếu trách nhiệm? Chậm trễ giám định trẻ bị xâm hại: Thiếu quy trình hay thiếu trách nhiệm?

VTV.vn - Không ít trường hợp trẻ em bị xâm hại vẫn đang phải chạy khắp nơi để xin được giám định.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.