Thông tin đáng chú ý là nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2020 của 2 vùng là hơn 172.000 tỉ đồng. Theo đó, mức tăng so với năm 2019 lần lượt là 24,3% và 44%. Nguyên nhân nhu cầu vốn tăng cao là do 2020 là năm cuối của kế hoạch trung hạn, nên 19 tỉnh của 2 vùng đề nghị bố trí vốn còn lại trong kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 để hoàn thành các dự án, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 7, giải ngân toàn vùng Đông Nam Bộ chỉ hơn 18.600 tỉ đồng, riêng ĐBSCL không có địa phương nào có mức giải ngân đạt 50% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do nhiều dự án đầu tư vốn ODA gặp vướng mắc, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chậm, năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế…
Tại hội nghị, các địa phương đã đề cập thêm những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để hoàn thành kế hoạch năm 2019.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công VTV.vn - Hiện nay, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm khiến chi cho đầu tư phát triển không đạt tiến độ, nên ngân sách thặng dư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!