Năm học nói không với túi nylon và rác thải nhựa tại TP.HCM

Đức Hạnh (VTV9)Cập nhật 07:48 ngày 04/09/2019

VTV.vn - Năm học 2019 - 2020 là năm đầu tiên ngành giáo dục TP.HCM triển khai nói không với túi nylon và rác thải nhựa.

Tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1, TP.HCM), với chiến dịch nói không với rác thải nhựa, toàn bộ ly nhựa đều được thay bằng ly giấy. Trường cũng khuyến khích học sinh mang theo bình nước riêng thay vì sử dụng nước uống đóng chai.

Còn tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, gần một tuần nay, ít nhất mỗi học sinh sẽ được thực hành về phân loại rác một lần mỗi tuần ngay tại lớp. Với những học sinh lớp 1, chưa biết chữ, nhiệm vụ của thầy cô là giúp các con phân biệt bằng màu để dễ nhận diện, nhà trường cũng thay đổi toàn bộ thùng rác. Một ngôi trường xanh phải bắt đầu từ không rác thải.

Không phải ngẫu nhiên nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM lại chọn tổ chức các hoạt động nói không với rác thải nhựa trước ngày khai giảng năm học mới. Việc này nhằm mục đích giúp học sinh tập làm quen với thói quen mới trước khi đưa nội dung này vào nội quy nhà trường cũng như phong trào thi đua trong năm học. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh sẽ tham gia cùng con. Đây cũng là đối tượng thứ hai các nhà trường hướng tới trong mục tiêu xây dựng lớp học không rác, trường học không rác.

Trong lễ khai giảng năm nay, tất cả trường học tại T.PHCM đều không sử bóng bay. Điều đó cũng không làm mất đi niềm vui ngày khai trường. "Tiên học lễ, hậu học văn", trước khi trở thành người tài, mỗi học sinh phải là những công dân tốt, biết để rác đúng quy định, nói không với túi nylon.


TP.HCM triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường TP.HCM triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường

VTV.vn - TP.HCM sẽ đầu tư thêm một nhà máy đốt rác bằng điện và gắn các sensor quan trắc nước thải tự động để quản lý môi trường.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.