Nhà vườn miền Tây tránh mặn cho vườn cây ăn trái

Tấn Hưng (VTV9)Cập nhật 16:21 ngày 26/02/2020

VTV.vn - Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác phòng chống hạn mặn nên năm nay, bà con trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đã có bước chủ động tránh mặn từ khi mặn chưa về.

Giữa mùa khô hạn, vườn bưởi da xanh này vẫn phát triển xanh tốt. Nhờ xử lý rải vụ và liên kết đầu ra nên trái cắt đến đâu, được tiêu thụ đến đó. Mấy năm nay, nhà vườn ĐBSCL cũng chủ động hơn trong canh tác mùa hạn mặn. Chẳng hạn nước được tích trữ trong các mương, đầu tư hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt.

Ở Long An, Tiền Giang đã xuất hiện những mô hình trồng thanh long leo giàn kết hợp ủ rơm quanh gốc và tưới nước tiết kiệm. Đây được xem là cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.

Tuy nhiên theo Cục Trồng trọt, nếu tình hình diễn biến gay gắt và kéo dài đến hết tháng 3 thì diện tích có khả năng bị hạn, xâm nhập mặn là hơn 80.600 hecta (tương đương 23% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng) của 1 số huyện thuộc 8 tỉnh ven biển./.

Cây ăn trái chưa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn Cây ăn trái chưa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn

VTV.vn - Nhờ thực hiện nhiều giải pháp nên diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn ở ĐBSCL chỉ khoảng 23.000 hecta. Trong khi đó, các loại cây ăn trái về cơ bản vẫn được đảm bảo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.