TP.HCM đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ xử lý rác

Nguyệt Hà (VTV9)Cập nhật 13:19 ngày 15/03/2020

VTV.vn - TP.HCM đang hối thúc các đơn vị đầu tư và quyết tâm chuyển đổi công nghệ xử lý rác, đặc biệt là đốt rác phát điện.

Đến năm 2023, nếu không chuyển đổi công nghệ xử lý rác hiện đại hơn, bãi rác Đa Phước sau 12 năm vận hành sẽ phải đóng cửa. Trước yêu cầu này, chủ đầu tư bãi rác Đa Phước đã trình đề án chuyển đổi công nghệ xử lý 3.000 tấn rác/ngày, công nghệ châu Âu, giảm số lượng rác chôn lấp thấp hơn 10%, tổng vốn đầu tư 400 triệu đô la Mỹ.

Tính đến nay, TP.HCM đã chấp thuận chuyển đổi công nghệ đốt phát điện đối với 3 nhà máy xử lý chất thải hiện hữu. Tổng công suất của 3 nhà máy này xử lý lượng rác khoảng 6.000 - 7.000 tấn/ngày. Các công nghệ chuyển đổi của các doanh nghiệp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm rác có độ ẩm cao, 75% là rác hữu cơ và chưa qua phân loại tại Việt Nam, kiểm soát mùi hôi, khép kín từ khâu tiếp nhận vào nhà máy đến xả thải. Việc thúc đẩy chuyển đổi công nghệ xử lý rác, TP đang hướng tới giảm tối đa việc chôn lấp rác.

Để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác hiện đại, TP sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ về đất đai; giá mua,bán điện; thuế; nguồn vốn. Dự kiến, năm 2025, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM sẽ lên đến 13.000 tấn mỗi ngày thay vì 9.000 tấn như hiện nay. Đây là một áp lực rất lớn với TP.HCM nếu không sớm chuyển đổi công nghệ xử lý rác hiệu quả hơn là chôn lấp như hiện nay./.

Xử lý rác thải - Vấn đề nan giải ở TP.HCM Xử lý rác thải - Vấn đề nan giải ở TP.HCM

VTV.vn - Khoảng 9.000 tấn rác/ngày là số lượng rác thu gom hàng ngày trên địa bàn TP.HCM. Xử lý lượng rác thải này đang là vấn đề nan giải đối với TP.HCM.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.