Trải nghiệm đồng ấu lớn nhất miền Tây

Lan Anh, Nhật Di (VTV9)Cập nhật 08:39 ngày 30/06/2020

VTV.vn - Ở miền Tây, ấu được trồng nhiều ở các tỉnh thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, nhưng nhiều nhất là ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Thế nên, nghiễm nhiên củ ấu được coi như 1 thứ đặc sản của xứ này. Ở huyện Lấp Vò, bà con còn ưu ái gọi: ấu là cây làm giàu. Hồi xưa loại cây này chỉ có trong mùa nước nổi, bây giờ thì đã có thể trồng quanh năm. Từ đây hình thành nên các ngành nghề thú vị như: Nghề hái ấu thuê, nghề cân ấu tươi, nghề bán ấu luộc,… Tất cả góp phần tô thêm sắc màu mới cho bức tranh đời sống của nông dân ở vùng đất trũng.

Lấp Vò hiện có trên 220 ha trồng ấu, tập trung nhiều ở các xã: Long Hưng B và Vĩnh Thạnh. Bà con nơi đây chuộng ấu Đài Loan, vì giống này có đặc điểm: trái to, vỏ mỏng, năng suất cao. Mặt khác, đây cũng là loại giống dễ trồng, dễ chăm sóc, không sợ mưa, không sợ lũ, và không tốn nhiều chi phí. Thông thường, cứ ruộng này mới trồng thì ruộng kia bắt đầu thu hoạch. Nhờ canh tác so le, ấu không bị thừa hàng dội chợ và nông dân hái ấu thuê cũng có việc làm ổn định quanh năm. Được biết, tiền công cho 1 ngày làm việc của các chị là 120 ngàn đồng. Có người không có tiền công. Bởi vì, người hái ấu đôi khi cũng là những chủ ruộng ấu, họ vần công cho nhau. Ở đây, người ta gọi là cái tình trên đồng nước. Cứ thu hoạch xong là thương lái đến mua tận ruộng, lợi nhuận có khi gấp đôi, gấp 3 lần trồng lúa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.