Muốn vậy, ngành tôm phải ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi. Theo các chuyên gia đầu ngành, để tăng năng suất tôm trong điều kiện không tăng diện tích ao nuôi, có hai nhóm giải pháp phổ biến đang được áp dụng.
Giải pháp thứ nhất nuôi với mật độ dày đòi hỏi người nuôi tôm phải đầu tư hệ thống ao bạt theo quy trình siêu thâm canh trong nhà kính hay bể tròn. Khi nuôi tôm mật độ dày, áp lực về chất thải rất lớn. Để tôm nuôi phát triển tốt, năng suất tăng cao, việc bảo vệ nguồn nước đảm bảo không bị ô nhiễm phải được đặt lên hàng đầu.
Một yếu tố quan trọng khác chính là con giống. Người nuôi phải lựa chọn nguồn giống có sức đề kháng tốt và tình trạng tăng trưởng vượt trội. Đó cũng là giải pháp tăng kích cỡ tôm nuôi nhưng nhờ vào chất lượng con giống, nuôi với mật độ dày. Còn đối với việc tăng kích cỡ, năng suất tôm nuôi ở mật độ thưa, người nuôi tôm phải áp dụng quy trình nuôi nhiều giai đoạn và thu tỉa.
Hiệu quả từ các mô hình này đã được chứng minh thực tế nhưng để triển khai đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao. Do vậy, nông dân không thể sản xuất một cách đơn lẻ mà phải liên kết theo chuỗi.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, cả nước có khoảng 736.000ha diện tích nuôi tôm nước lợ, cho sản lượng gần 800.000 tấn. Trong 10 năm tới, diện tích nói trên gần như không thay đổi nhưng sản lượng tôm nuôi phải đạt hơn 1,3 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 12 tỷ USD. Sử dụng nguồn giống chất lượng cao, kết hợp quy trình nuôi siêu thâm canh, nhiều giai đoạn là các giải pháp giúp ngành tôm sớm đạt được mục tiêu đề ra. Quan trọng hơn, đó còn là hướng đi bền vững cho ngành hàng tỷ USD này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!