Hệ thống sông ngòi trên thế giới đang phải chung sống với một dòng chảy lớn chất thải dược phẩm, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Đó là lời cảnh báo được các nhà nghiên cứu đưa ra trong một hội nghị thường niên của Liên hiệp Các nhà địa vật lý châu Âu tổ chức ở thủ đô Vienna của Áo.
Trưởng nhóm nghiên cứu - ông Francesco Bregoli, một chuyên gia thuộc Viện Delft giáo dục về nước ở Hà Lan, khẳng định "hệ thống nước ngọt trên thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sự sống do tồn đọng lượng lớn chất thải là dược phẩm". Thông qua khảo sát nguồn nước, các chuyên gia đã phát hiện một lượng lớn dược phẩm được thải ra môi trường, trong đó có các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc liên quan tới hormone, dược phẩm điều trị bệnh tâm thần hoặc chữa bệnh dị ứng... Các nhà khoa học cho biết hiện trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với môi sinh, có thể gây rối loạn nội tiết và làm biến đổi giới tính ở loài cá và các loài lưỡng cư
Các chuyên gia đã lấy diclofenac - một loại thuốc kháng viêm - làm "thước đo" nồng độ dược phẩm trong các hệ sinh thái nước ngọt. Đây cũng là loại dược phẩm mà Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ liệt vào danh sách các chất đe dọa môi trường. Kết quả cho thấy hiện nay hơn 10.000 km sông trên thế giới có mật độ dược phẩm vượt quá ngưỡng cho phép 100 nanogramme/lít của EU. Từ đây, các chuyên gia kết luận về dư lượng các chất tương tự trong hàng nghìn loại dược phẩm và hóa mỹ phẩm thải ra môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, thế giới tiêu dùng khoảng 2.400 tấn diclofenac, và hàng trăm tấn chất này có trong các chất con người thải ra môi trường. Chỉ có một lượng nhỏ 7% được qua quy trình xử lý tại các cơ sở chăm sóc y tế. Trong khi đó, hệ sinh thái tự nhiên "hấp thụ" khoảng 20% và phần còn lại hòa vào môi trường biển. Cơ quan môi trường Liên hợp quốc cảnh báo trên thực tế, trong môi trường tự nhiên có tới 70-80% trong số hàng nghìn tấn thuốc kháng sinh các loại mà con người và vật nuôi tiêu thụ.
Theo ông Francesco Bregoli, các chuyên gia quốc tế đang tìm cách phát triển một thuật toán có khả năng tính toán và dự báo được chính xác mức độ ô nhiễm dược phẩm hiện nay và trong tương lai dựa trên các yếu tố như mật độ dân cư, các hệ thống thoát nước và doanh số của ngành dược phẩm. Giới chuyên gia cảnh báo tình hình có thể xấu hơn nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn ngừa phù hợp do lượng dược phẩm đổ ra hệ thống sông ngòi được dự báo có thể tăng thêm hơn 60% từ nay đến trước năm 2050.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Nhà vua nước Anh thường chỉ ăn nửa quả bơ vào bữa trưa trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư.
VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo kho dự trữ vaccine uống ngừa dịch tả toàn cầu đã hoàn toàn cạn kiệt.
VTV.vn - Một kỹ thuật mới có thể phân tích chất dịch cơ thể bằng tia laser để xác định những người mắc chứng mất trí nhớ chỉ trong vài giây.
VTV.vn - Heman Bekele đã được tạp chí Time vinh danh là "Kid of the Year 2024” nhờ phát minh ra cách điều trị căn bệnh ung thư da hoàn toàn mới và dễ dàng tiếp cận với mọi người.
VTV.vn - Tiến sĩ John Burke, Giám đốc chuyên môn tại AXA Health, gọi hạt chia là siêu thực phẩm giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
VTV.vn - Zimbabwe đã xác nhận hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ - Bộ Y tế Zimbabwe thông báo vào ngày 13/10, nhưng không nêu rõ biến thể nào đã được ghi nhận.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu vừa được công bố, dù có sự tiến bộ trong công nghệ y tế và nghiên cứu di truyền, tuổi thọ con người không tăng đáng kể.
VTV.vn - Nga đang xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư do 3 đơn vị nghiên cứu của nước này phát triển.
VTV.vn - WHO cảnh báo dịch đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 quốc gia châu Phi, gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
VTV.vn - Số lượng trẻ em béo phì ở châu Âu đã tăng nhanh kể từ sau đại dịch COVID-19. Hiện Đức đang thử nghiệm tiêm thuốc giảm cân cho một số trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
VTV.vn - Một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy COVID-19 có thể là yếu tố nguy cơ cao gây đau tim và đột quỵ trong vòng ba năm sau khi nhiễm bệnh.
VTV.vn - Tiến sĩ Joe Dispenza, một nhà khoa học thần kinh, khẳng định rằng suy nghĩ có thể tác động rất lớn đến sức khỏe, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
VTV.vn - Bộ Y tế Thái Lan đang tăng cường giám sát những du khách đến từ Afghanistan để ngăn ngừa khả năng lây lan của một căn bệnh truyền nhiễm bí ẩn.
VTV.vn - Trung tâm khoa học về virus và công nghệ sinh học Vector State (Nga) đang phát triển vaccine ngừa bệnh do virus Marburg và chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine này.