Hệ tiết niệu bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo. Ung thư đường tiết niệu là hiện tượng các cơ quan ở hệ tiết niệu xuất hiện các khối u ác tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của con người.
Nguyên nhân gây ung thư đường tiết niệu
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đường tiết niệu như:
Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người sống trong môi trường ô nhiễm của rác thải công nghiệp hoặc hóa chất độc hại trong thời gian dài có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác.
Ung thư đường tiết niệu là hiện tượng các cơ quan ở hệ tiết niệu xuất hiện các khối u ác tính
Hút thuốc lá: Theo nghiên cứu, có tới 60 - 70% người mắc ung thư đường tiết niệu có liên quan đến thuốc lá.
Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiết niệu sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Có đến 8% các trường hợp dùng thuốc giảm đau có thành phần phenacetine trong thời gian dài sẽ mắc ung thư đường tiết niệu.
Triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư đường tiết niệu
Thông thường, khi bị ung thư đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Đau rát khi đi tiểu: Khi mắc ung thư đường tiết niệu, người bệnh sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu liên tục, tiểu không hết, đau rát khi tiểu.
Đi tiểu ra máu: Nếu khối u ở đường tiết niệu bị viêm loét người bệnh có thể đi tiểu ra máu, lượng máu có thể ra nhiều hay ít sẽ tùy vào tình trạng vết loét. Máu trong nước tiểu khó có thể quan sát bằng mắt thường.
Khi mắc ung thư đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu hoặc đau rát khi đại tiện
Bít tắc đường tiết niệu: Khối u to sẽ chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu, khiến bàng quang bị kích thích, nước tiểu khó lưu thông. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng khó tiểu, tiểu đứt quãng, tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu, buồn tiểu mà tiểu không ra.
Đau lưng, đau hông dữ dội: Dấu hiệu đau lưng, đau hông sẽ xuất hiện khi khối u xâm lấn làm bít tắc đường tiết niệu, nước tiểu không thể đào thải ra ngoài trào ngược từ bàng quang lên thận gây tổn thương thận, hư thận thậm chí là suy thận cực kỳ nguy hiểm.
Đau rát khi đại tiện: Khi u tiết niệu phát triển to, nó sẽ chèn ép lên trực tràng khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, táo bón hoặc chảy máu trực tràng khi đại tiện.
Xuất hiện máu trong tinh dịch: Đối với nam giới nếu bị ung thư đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến tinh dịch, tinh dịch sẽ xuất hiện máu. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
Chẩn đoán ung thư đường tiết niệu
Chụp X-quang hệ tiết niệu: Giúp chẩn đoán được khoảng trên 80% các trường hợp có khối u đường tiết niệu.
Chụp CT và MRI: Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp xác định được khối u, đánh giá chân khối u và mức độ lan rộng của khối u ra các vị trí khác như thận, rốn thận, tĩnh mạch và các hạch.
Nội soi niệu quản và bàng quang: Giúp phát hiện khối u bàng quang và u niệu quản.
Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm các tế bào ung thư ở trong nước tiểu với độ nhạy nằm trong khoảng 35 - 97% các trường hợp có u ác tính.
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư đường tiết niệu
Các phương pháp điều trị ung thư đường tiết niệu
Tùy vào các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định:
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vị trí có khối u: Trong trường hợp ung thư niệu quản, phẫu thuật có thể cắt bỏ hoàn toàn niệu quản cùng với một vòng tổ chức mô xung quanh niệu quản.
Với trường hợp ung thư thận hoặc khối u ở đài bể thận, phẫu thuật cắt bỏ thận, cắt bỏ toàn bộ tổ chức mỡ liên kết quanh thận kết hợp nạo hạch ở cạnh cuống thận.
Phẫu thuật bảo tồn: Căn cứ theo vị trí của khối u trong hệ tiết niệu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cắt bỏ một phần niệu quản.
Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Xạ trị: Xạ trị được chỉ định sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính kèm theo di căn tới hạch bạch huyết nhằm ngăn chặn sự lây lan của khối u.
Hóa trị: Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể người giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư đường tiết niệu vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.