5 dấu hiệu bệnh tiểu đường mẹ bầu lưu ý

Tuấn Bảo, icon
09:48 ngày 09/02/2019

VTV.vn - Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhiều ở mẹ bầu.

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2, tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện bởi xét nghiệm thử glucose trong khoảng tuần thai thứ 24 - 28. Nếu mẹ bầu phát hiện sớm những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ  sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3, thường xảy ra trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Bệnh sẽ thường tự khỏi sau khi bà bầu sinh con và không có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé nếu như được kiểm soát tốt. Tuy bệnh tiểu đường không có những dấu hiệu đặc biệt và đa phần phát hiện được là nhờ việc khám thai.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Thường xuyên đi tiểu

Khi mang thai, do sự gia tăng của hormone hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng nhẹ, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy "buồn tiểu" nhiều hơn bình thường. Các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều mẹ bầu không hề biết rằng: đây chính là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

Theo nghiên cứu, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi lượng glucose không được chuyển hóa hết bị tồn đọng trong máu, thận sẽ "phản ứng" bằng cách xả vào nước tiểu. Chính điều này khiến cho cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu và hệ quả là bạn sẽ phải "ghé thăm" nhà vệ sinh nhiều hơn

Ăn "không kiểm soát"

Với tình trạng "ăn cho hai người" cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều đương nhiên. Nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn thì bạn vẫn phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Khi năng lượng cần thiết không được bổ sung đủ, cơ thể liên tục gửi "tín hiệu" cho não cảm thấy đói và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói.

Cảm thấy khô miệng, khát nước

Việc đi tiểu nhiều lần do lượng đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước và cần bổ sung thêm nước. Như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thường.

Mắt mờ trong thời gian ngắn

Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn. Lúc này, tầm nhìn của mẹ bầu sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.

Ngoài những dấu hiệu trên, mẹ bầu cũng nên cần thận và thường xuyên kiểm tra máu nếu bị những điều sau:

- Từng sinh bé nặng hơn 4,5 kg.

- Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30.

- Tiền người thân bị tiểu đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ.

Vùng kín bị nhiễm trùng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở vùng kín cũng có chiều hướng tăng theo. Từ đó, mẹ bầu có nguy cơ bị viêm nhiễm. Nếu như có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi... thì có thể là mẹ bầu đã bị nhiễm khuẩn vùng kín. Bởi thế, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục