1. Nhận biết các dấu hiệu bệnh
Ung thư ruột có một vài dấu hiệu cảnh báo sớm và phát triển nhiều năm trước khi lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đối với nhiều người, đi ngoài ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nếu phát hiện dấu hiệu này hay có những triệu chứng khác thường trong thói quen vệ sinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ Rosemary Lester tại Victoria’s Chief Health còn cho biết: “Những dấu hiệu khác bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi”.
2. Chú ý tiền sử mắc bệnh của các thành viên trong gia đình
Cần có những hiểu biết về bệnh sử của gia đình bạn. Đối với một số người, ung thư ruột có thể di truyền trong gia đình bởi những tổn thương trong gen truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu một người họ hàng gần đã mắc bệnh này, đặc biệt nếu họ trẻ hơn 50 tuổi khi được chẩn đoán bệnh, bạn cần trao đổi với bác sĩ của mình.
‘ Giảm lượng cholesterol trong cơ thể sẽ giúp tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật trong đó có ung thư đường ruột. (Ảnh minh họa)
3. Thường xuyên kiểm tra sàng lọc ung thư ruột
Việc kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện polyp và ung thư ở giai đoạn đầu, tạo điều kiện cho việc chữa trị sau này. Phó giáo sư Graham Newstead từ Bowel Cancer Australia khuyến khích mọi người tham gia xét nghiệm FOBT (faecal occult blood test – xét nghiệm máu ẩn trong phân) bởi việc này rất đơn giản, không đau đớn, đồng thời tỷ lệ sống sót khoảng 90% đối với những người được chữa trị sớm.
4. Giảm lượng cholesterol trong cơ thể
Thuốc statins nhằm giảm cholesterol thường được những bệnh nhân tim mạch sử dụng. Tuy nhiên, hiện thuốc này được cho là làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 82% trong 5 năm. Đây chính là kết luận của nhóm bác sĩ tại Bệnh viện đại học Norwich, những người chứng minh mối liên hệ giữa hàm lượng cholesterol cao và ung thư ruột. Mặc dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa nhưng việc giảm cholesterol vẫn tốt cho sức khỏe ở nhiều phương diện khác nhau.
5. Bổ sung nhiều chất xơ
Các nhà nghiên cứu đã so sánh số liệu từ 2 triệu người và nhận thấy việc tăng cường hấp thụ chất xơ khoảng 10 g một ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột khoảng 10%. Dường như chất xơ từ ngũ cốc cung cấp sự bảo vệ nhiều hơn từ trái cây và rau củ, vì vậy nên ăn nhiều bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức. Theo các bác sĩ, chất xơ giảm thời gian những chất thải tồn tại trong ruột và kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
6. Ăn đậu hạt và trái cây khô
Một nghiên cứu cho thấy việc ăn đậu hạt các loại như đậu lăng và đậu đỏ 3 lần một tuần giảm thiểu sự hình thành polyp trong ruột tới 30%. Theo tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Yessenia Tantamango, đậu hạt, trái cây khô và gạo lức chứa hàm lượng chất xơ cao, được biết đến với tác dụng làm giảm các tác nhân gây ung thư, do đó chúng trở thành những “vũ khí” lợi hại trong việc chống ung thư ruột.
7. Chú ý tới chế độ ăn uống, giảm béo
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột, đặc biệt đối với nam giới. Tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn ngừa tới 1/3 khả năng ung thư ruột. Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc hạn chế sử dụng rượu, caffeine và thịt đỏ. Cần giảm hấp thụ thịt đỏ và những loại thịt đã chế biến sẵn như xúc xích, thịt muối xông khói, giăm bông bởi chúng có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ ung thư ruột.
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.