Cách tự theo dõi đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Linh Chi, icon
07:21 ngày 23/07/2018

VTV.vn - Đường máu cao, không ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đường máu quá thấp hoặc quá cao đều có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính.

Đường máu cao hoặc biến động không ổn định trong thời gian dài sẽ gây nhiều biến chứng mạn tính như: biến chứng mắt, biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng các mạch máu lớn/nhỏ, biến chứng gan, thận... Vì vậy, việc tự theo dõi đường máu rất quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh đái tháo đường.

Khi nào cần kiểm tra đường máu

Tần suất thử đường máu phụ thuộc vào: loại đái tháo đường (type 1 hay 2), phương pháp điều trị (insulin, thuốc viên uống, hay thay đổi lối sống).

- Đái tháo đường type 1: thử máu thường xuyên là cách duy nhất để kiểm soát đường máu hiệu quả và an toàn. Nếu có thể, nên thử 4 lần/ngày.

- Đái tháo đường type 2: dựa vào các yếu tố cá nhân như phương pháp điều trị (thuốc viên, chế độ ăn, hoạt động thể lực, insulin), mức HbA1C, và mục tiêu điều trị.

- Đái tháo đường mới chẩn đoán được kiểm soát bằng chế độ ăn và hoạt động thể lực: thử đường máu 2 – 3 lần/tuần.

- Nếu đang uống thuốc viên: thử đường máu 8 - 10 ngày/lần.

- Bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2 đang dùng insulin, nên thử đường máu 3 ngày/lần.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai: thử đường máu 2 lần/ngày.

- Bệnh nhân dùng phác đồ insulin nhiều mũi tiêm: thử tối thiểu 3 – 4 lần/ngày.

- Thử đường máu nửa đêm (2 – 3 giờ sáng): khi bệnh nhân bị hạ đường máu về đêm hoặc có hiện tượng tăng đường máu sáng sớm.

Thời gian kiểm tra đường máu

- Lúc đói.

- Sau ăn 1-2h.

- Trước khi đi ngủ.

- Trước khi đi tập thể dục.

- 1-3h sáng.

- Kiểm tra đường máu 3 tháng đến 6 tháng /1 lần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục