Bệnh nhi bị biến chứng sởi
Trường hợp nhập viện mới đây nhất là bé T. (7 tuổi, Hà Nội). Mẹ bệnh nhi T. cho biết: "Con tôi cách đây 6 hôm bị sốt liên tục, nhiệt độ cơ thể 39 - 40 độ C. Đồng thời, trẻ hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng, mệt mỏi, mắt tèm nhèm nhiều dử. Một ngày sau, trẻ xuất hiện ban hồng, nhẵn theo thứ tự: vùng sau tai, lan dần lên hai bên má, cổ, gáy, xuống ngực, bụng, lưng và các chi. Gia đình lo lắng cho con nên đưa con vào khám Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng mệt mỏi, ho nhiều, sốt cao, phát ban như trên".
Sau khi tiến hành khám và xét nghiệm, ThS.BS Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi chẩn đoán: bệnh nhi bị sởi biến chứng viêm phổi và được nhập viện điều trị.
Hiện tại, bệnh nhi đã cắt sốt, các ban sởi bay dần lần lượt như khi mọc và để lại vết thâm trên da xen kẽ vùng da lành.
Những điều cần chú ý về bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, mù mắt do loét giác mạc, suy dinh dưỡng nặng…
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tùng, bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là đối tượng có miễn dịch kém, đặc biệt những trẻ không được tiêm phòng vắc xin phòng sởi hoặc những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ chưa có miễn dịch với sởi trước đó.
Các dấu hiệu điển hình của giai đoạn toàn phát bao gồm: nổi hồng ban, mịn như nhung; ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay chân; ban biến mất theo thứ tự đã mọc.
ThS.BS Nguyễn Văn Tùng cho biết: sởi là bệnh lành tính, đa số các trường hợp không có biến chứng và bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể có diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non.
Chẩn đoán và điều trị
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đặc hiệu. Khi trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, hồng ban…nên cho trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán. Đặc biệt trẻ sống trong vùng có dịch sởi.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biến chứng do sởi. Khi bị sởi, cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng và dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt; vệ sinh răng miệng, da, mắt.
Những biện pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh sởi, các bác sĩ khuyến cáo, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vaccine sởi, nhất là với trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Với những bệnh nhân đã mắc bệnh cần cách ly để bệnh không lây lan ra cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Tiêm vaccine sởi
- Tiêm vaccine là biện pháp phòng sởi an toàn và hiệu quả nhất.
- Tiêm vaccine phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
- Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
- Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Vệ sinh cá nhân và môi trường
- Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.
- Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.
- Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
- Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 51 tuổi (Long An) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Khối u tuyến tùng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng quan trọng của não, khiến bệnh nhi bị hôn mê sâu đã 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển viện.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.