Khoảng thời gian gần đây, mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai tiếp nhận khám và điều trị cho từ 2 đến 5 ca viêm da tiếp xúc do côn trùng. Trong đó, rất nhiều bệnh nhi đến khám viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Như trường hợp bệnh nhi L.H.H. (10 tuổi, trú tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị kiến ba khoang cắn ở ngay cạnh mũi và miệng. Do xót và ngứa nên bệnh nhi lấy tay gãi, khiến vết thương lan ra nhiều hơn và sau đó sưng rộp lên. Mẹ bệnh nhi ra tiệm thuốc tây mua thuốc về cho bôi nhưng không đỡ, mà càng sưng rộp lên, nên mới đưa bệnh nhi đi khám.
Sau khi thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng cắn. Ngoài việc đắp thuốc, bệnh nhi còn được điều trị chiếu tia Plasma lạnh điều trị vết thương mau lành hơn.
Mẹ bệnh nhi cho biết, không chỉ riêng bệnh nhi bị kiến ba khoang cắn, trong gia đình còn có ba và anh của bệnh nhi cũng bị kiến ba khoang cắn. Tuy nhiên, trường hợp của bệnh nhi nặng hơn nên mới phải đi bệnh viện khám, điều trị.
Hay như trường hợp bệnh nhi T.T.K. (11 tuổi, trú tại phường Tân Phong, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), sau khi bị kiến ba khoang cắn trên cổ gây ngứa và rát, bệnh nhi gãi khiến các vết thương lan ra nhiều hơn. Mẹ của bệnh nhi mua thuốc về bôi nhưng không khỏi, sau đó bệnh nhi được mẹ đưa đến Bệnh viện Da liễu Đồng Nai khám. Kết quả, bệnh nhi cũng bị viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng cắn phải dùng thuốc điều trị.
Bác sĩ Linh Thị Lệ Thu - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết: Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật, vi khuẩn cũng như các loại côn trùng phát triển, những bệnh về da do côn trùng cắn xảy ra nhiều hơn. Theo đó, khi bị côn trùng cắn trên da người bệnh sẽ có những triệu chứng như: mẩn đỏ, sưng, ngứa, rát… Trong đó, ngứa là triệu chứng hay gặp nhất, khi da bị ngứa có thể do nổi mụn nước gây khó chịu, người bệnh hay lấy tay gãi dẫn đến tổn thương da nhiều hơn.
Cũng theo bác sĩ Thu, hiện nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của người dân, họ không nhận biết được những triệu chứng đó là côn trùng cắn. Sau đó tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc là tự ý sử dụng những sản phẩm bôi lên da khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà làm cho tình trạng viêm da tiếp xúc tự nhiên trở nặng hơn, dễ bị nhiễm trùng da.
"Khi thấy có những tổn thương khiến da bị đỏ, cần phải làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm và xà phòng. Tránh cào, gãi chà xát vào vùng đang bị tổn thương. Hay khi côn trùng cắn không nên giết chết côn trùng ngay tại chỗ, nếu giết chết sẽ vô tình làm các dịch tiết côn trùng gây tổn thương và thâm nhập sâu hơn, nặng hơn. Sau đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, các cơ sở chuyên khoa về da liễu để thăm khám kịp thời, để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả cho bệnh nhân" - bác sĩ Thu nói.
Bác sĩ Thu cũng khuyến cáo, viêm da do kiến ba khoang hay côn trùng thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách, tuyệt đối không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ và không nên đắp lá cây theo quan niệm dân gian để tránh bị nhiễm trùng và sẹo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Dự kiến, ngày 14/9/2024, các túi thuốc đầu tiên sẽ bắt đầu vận chuyển đến Sở Y tế các tỉnh, thành để kịp thời hỗ trợ người dân.
VTV.vn - Nhiều người cho rằng thêm baking soda vào nước có thể giảm trào ngược dạ dày, cải thiện sức bền, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thận và giúp giảm cân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày bé sơ sinh 1 tháng tuổi.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, sử dụng điện thoại khi đang sạc pin dẫn đến phát nổ khiến bàn tay trái bị dập nát, chấn thương nhiều vùng trên cơ thể.
VTV.vn - Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 36.
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 27 ca bệnh sởi, trong đó có 20 ca bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
VTV.vn - Người bệnh Đặng Thị Tư (31 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bị tai nạn vùi lấp do sạt lở đất trong mưa lũ.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ, 9 tuổi, trú tại Hải Dương, trong tình trạng hôn mê, tím tái.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ 30/8 - 6/9.
VTV.vn - Trước đây người bệnh máu khó đông từng bị hạn chế tập thể thao do lo sợ biến chứng khi va chạm, chấn thương.
VTV.vn - Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
VTV.vn - 3 nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại sức khỏe đã ổn định.