Mọi người đều biết, trong những ngày vui xuân đón Tết không ai muốn làm phiền hàng xóm và càng không muốn gõ cửa phòng khám, cửa hàng bán dược phẩm. Để yên tâm, mỗi gia đình nên lưu ý một số điều để những ngày vui xuân đón Tết được vui vẻ, yên tâm. Với những người mắc bệnh mạn tính đã được xác định cần chuẩn bị đủ các loại thuốc cần thiết, nếu để thiếu thuốc bệnh sẽ tăng lên, đôi khi còn gây nguy hiểm.
Thuốc thông thường
Trong mỗi gia đình cần có một số loại thuốc cấp cứu thường ngày để khi có sự cố xảy ra chưa đến mức phải đi bệnh viện ngay thì có thuốc để sử dụng như: thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol, efferalgan...), thuốc chống mất nước khi bị nôn (do say rượu), tiêu chảy thường do rối loạn tiêu hóa (oresol, smecta), thuốc chống say tàu xe (nếu phải đi tàu, xe) như một số cao dán.
Ngoài ra, mỗi gia đình cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng như: thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (cloramphenicol 0,4%, sunfarin, nước muối sinh lý) để dùng khi bị đau mắt đỏ, sổ mũi hoặc ngạt mũi (nước muối sinh lý vệ sinh mũi, mắt sau khi đi ra đường trở về, nhất là các trẻ nhỏ).
Trong dịp Tết cũng nên chuẩn bị một số thuốc sát trùng như: betadin, cồn 70 độ, băng dính...
Riêng đối với thuốc kháng sinh thì không được mua dự phòng khi không có đơn của bác sĩ bởi vì thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị khi có bệnh nhiễm khuẩn và cũng tùy theo mức độ của bệnh cũng như bệnh thuộc cơ quan nào thì dùng loại kháng sinh gì chứ không thể dùng tự do được. Nếu tự ý mua kháng sinh không rõ loại gì, thuộc nhóm kháng sinh nào để dự phòng là rất nguy hiểm bởi vì khi tự mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh được gọi là dùng kháng sinh bừa bãi. Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không những không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp bệnh nặng thêm, đôi khi gây nguy hiểm, đó là chưa kể đến dị ứng thuốc kháng sinh hoặc làm gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Mỗi gia đình nên chuẩn bị một số loại thuốc cần thiết dự phòng cho dịp Tết. (Ảnh: healthplus)
Thuốc dùng cho bệnh mạn tính
Đây là thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đã được dùng hằng ngày, ví dụ bệnh tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh xương khớp, bệnh gút...
Trong những ngày Tết, với các bệnh mạn tính có liên quan đến chế độ ăn uống, càng cần có thuốc để uống một cách đều đặn, tuyệt đối không được bỏ hoặc dùng không thường xuyên do thiếu thuốc. Ví dụ, bệnh đái tháo đường, trong những ngày Tết, do chế độ ăn uống không được kiểm soát nghiêm túc có thể làm cho đường huyết tăng cao và nguy cơ gây hôn mê rất có thể xảy ra. Hơn nữa, những ngày Tết, mấy ai lại nhắc nhở người có bệnh là ăn nhiều hay ăn ít, uống nhiều hay đừng uống, bởi vì thường có câu “no 3 ngày Tết”.
Những ngày Tết thường làm đảo lộn nhịp sống thường ngày, ngoài ăn uống không điều độ, ăn nhiều bữa, không kiêng khem được, nhất là bánh ngọt, nước ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lại quên uống thuốc hoặc hết thuốc càng làm cho đường huyết tăng cao đột biến.
Với người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì trong những ngày Tết cũng nên chuẩn bị thuốc giảm huyết áp một cách đầy đủ, nếu thiếu thuốc sẽ làm cho huyết áp tăng đột biến, thậm chí xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp tính có thể đưa đến đột quỵ, tai biến mạch máu não. Điều đáng lưu ý là thuốc làm giảm huyết áp cần chuẩn bị đủ các thuốc đã được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và đang dùng hằng ngày, không nên quá lo lắng cho những ngày Tết mà tự mua thêm các loại khác khi không có trong đơn của bác sĩ. Bởi lẽ là thuốc làm giảm huyết áp, gần như loại nào cũng có tác dụng phụ, vì vậy đang dùng một loại nào đó không có tác dụng phụ và duy trì được huyết áp ổn định thì không nên mua dự phòng thêm một loại khác.
Ngày Tết, chắc chắn việc ăn uống sẽ có nhiều thay đổi (cả về lượng, cả về chất và cả về số lần ăn, uống trong ngày), vì vậy, nếu người mắc bệnh về đường tiêu hóa mạn tính như: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mà thiếu thuốc thì rất có thể bệnh sẽ tái phát.
Một số bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tâm phế mạn (người lớn), viêm phế quản co thắt (trẻ em) không nên để thiếu thuốc làm giãn cơ trơn (thuốc chống khó thở) vì nếu thiếu sẽ rất nguy hiểm khi cơn hen kịch phát xuất hiện. Do đó, cần chuẩn bị đủ thuốc các loại mà bác sĩ đã kê đơn điều trị.
Nói như vậy có nghĩa là với các bệnh mạn tính, đã có đơn thuốc của bác sĩ thì cần chuẩn bị các loại thuốc đầy đủ cho các ngày Tết, tránh hiện tượng do thiếu thuốc để uống (tiêm) làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.
Một vài lời khuyên của thầy thuốc
Để cho những ngày Tết đúng nghĩa, những người bệnh đang dùng thuốc, nhất là bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, hen suyễn... ngoài việc có thuốc dùng đủ thì nên tự nhắc nhở mình là đang mang bệnh cho nên cần ăn, uống kiêng khem đúng mực (không lạm dụng và cũng không nên kiêng khem quá mức).
Ngày Tết, mọi người vẫn nên duy trì ăn điều độ, đúng bữa, không nên uống quá nhiều rượu, bia, cà phê hoặc hút nhiều thuốc lá, bởi vì ngày Tết người thân trong gia đình hoặc bạn bè, do tế nhị nên rất khó nhắc nhở.
Các loại thuốc dự phòng khác không phải cho bệnh mạn tính cũng chỉ chuẩn bị vừa đủ trong các ngày Tết, không nên mua với số lượng nhiều, bởi vì khi thuốc đã quá hạn sử dụng thì phải bỏ đi, nếu tiếp tục dùng sẽ lợi bất cập hại.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.