Thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g) là loại thuốc kháng sinh chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường niệu - sinh dục; viêm mô tế bào, chốc lở, nhọt, áp-xe; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản; viêm ruột, lỵ trực khuẩn; điều trị viêm màng não; nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu; dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Trước đó, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã thông báo tạm ngừng việc mua, bán và sử dụng trên toàn quốc đối với thuốc Tarcefoksym dạng bào chế bột pha tiêm (hoạt chất Cefotaxim 1g/lọ), SĐK VN-18105-14 và VN-6089-08, do Công ty Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A của Ba Lan sản xuất và đăng ký.
Cục Quản lý Dược dẫn báo cáo của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận 300 trường hợp có phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến hoạt chất Cefotaxim. Trong đó thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g), SĐK VN-18105-14 của Công ty Tarchomin Pharmaceutical được báo cáo với tỷ lệ phản ứng có hại cao nhất lên tới 13,4%. Nhiều nhất là 2 lô số 1101015 và 1081115 với 4 báo cáo cho mỗi lô, trong đó mỗi lô có 1 trường hợp tử vong.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương lấy mẫu và kiểm tra chất lượng thuốc Tarcefoksym trong 2 lô nói trên để báo cáo về Cục.
Tại Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu thủ trưởng các cơ sở y tế trên địa bàn, Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương I, các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trên địa bàn ngừng mua, sử dụng, cung cấp cho các đơn vị trúng thầu kể cả trong thời gian hợp đồng ký kết còn hiệu lực và có kế hoạch thay thế đảm bảo không thiếu thuốc trong điều trị.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.