Viêm não Nhật Bản - Nỗi ám ảnh của người dân và giới y khoa
Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Arbovirus, có tên là virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh lây truyền sang người do muỗi đốt. Thời tiết nhiệt độ cao, mưa nhiều chính là điều kiện để muỗi truyền virus viêm não Nhật Bản phát triển. Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Các ổ dịch thường nằm ở những vùng trồng lúa nước kết hợp chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả (nhãn, vải..) và nuôi lợn. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 đến tháng 7.
Viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu và tỷ lệ tử vong cao
Để giải đáp các thắc mắc của độc giả liên quan đến vaccine viêm não Nhật Bản, ngày 3/5, VTV đã tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến "Tiêm chủng an toàn, giới thiệu vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới" với sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Nhi đồng Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM và Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh, viêm não Nhật Bản là nỗi ám ảnh của không chỉ của người dân mà còn cả của giới chuyên môn: "Viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu và tỷ lệ tử vong cao. Một số cơ sở tốt có thể giảm tỷ lệ này xuống 10% nhưng có nơi lên tới 30%. Điều lo ngại thứ 2 là nó để lại di chứng. Em bé sống sót, thoát khỏi tử vong thì có thể có di chứng, đáng sợ nhất là phải sống cuộc sống thực vật, nằm như vậy suốt đời. Ngoài ra là các di chứng như trì trệ về trí tuệ, động kinh… đeo đẳng suốt cuộc đời em bé".
"Bệnh cũng khởi phát khá đột ngột. Nhiều khi em bé đang chơi rồi đột ngột sốt cao, nôn ói rồi hôn mê, co giật… Khi nhắc tới viêm não Nhật Bản, những người làm về bệnh nhi cảm thấy rất nặng nề, thậm chí là phải suy nghĩ có nên chữa cho em bé đó hay không vì chữa không chỉ cho em bé sống mà sau đó em bé còn một cuộc đời rất dài. Thành ra không có một câu trả lời chính xác. Nếu chữa được tôi vẫn chữa bởi không thể biết em nào có di chứng, em nào có bình thường. Rồi sau đó, khi nhìn em bé lớn, tôi vẫn không thể suy nghĩ được mình nên làm hay không" - bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ.
Vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới IMOJEV
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Các điều trị hỗ trợ nhằm duy trì chức năng sống, hạn chế tổn thương não thứ phát, điều chỉnh rối loạn chức năng các cơ quan, dự phòng biến chứng như: hạ sốt, an thần, chống co giật, chống phù não, hồi sức hô hấp và tuần hoàn, cân bằng nước - điện giải, cân bằng kiềm toan, kiểm soát đường máu, kháng sinh chống bội nhiễm, nuôi dưỡng tích cực, săn sóc chống loét.
Dự phòng bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu dựa vào tiêm phòng vaccine. Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1954.
Ngày 4/5 vừa qua, Bộ Y tế và VNVC đã ra mắt vaccine viêm não IMOJEV tại thành phố Vinh, Nghệ An. Vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới IMOJEV được sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp tiên tiến, tạo miễn dịch nhanh, cho hiệu quả bảo vệ cao, dài hạn.
Dự phòng bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu dựa vào tiêm phòng vaccine
Vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới IMOJEV do công ty Sanofi Pasteur sản xuất vừa được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào hệ thống tiêm chủng của VNVC. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine IMOJEV phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới đã có mặt tại các trung tâm tiêm chủng cao cấp.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy khả năng dung nạp tốt và loại bỏ được các tác dụng phụ không mong muốn sau tiêm. Đặc biệt, chỉ cần tiêm 2 mũi vaccine IMOJEV có thể tạo miễn dịch và bảo vệ suốt đời, thay bằng tiêm 7 mũi như vaccine viêm não Nhật Bản đang lưu hành tại Việt Nam. Hiện, loại vaccine thế hệ mới này đã sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia ở Australia, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc).
Vaccine IMOJEV được chỉ định phòng viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng và cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Theo nghiên cứu, 99% người tiêm chuyển đổi huyết thanh sau 28 ngày tiêm mũi đầu tiên với hiệu quả bảo vệ hơn 10 năm. Tính an toàn của vaccine IMOJEV được chứng minh trên nghiên cứu lâm sàng và thực tiễn sử dụng trên 15.000 người, trong đó có người Việt Nam. Đây cũng là loại vaccine được WHO khuyên sử dụng để kháng virus viêm não Nhật Bản.
Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha chia sẻ thêm trong buổi tư vấn: "Để vaccine có tác dụng cần có thời gian 2 tuần cho tới 1 tháng. Vì vậy, việc tiêm vaccine nên tuân thủ theo lứa tuổi để tránh trường hợp có dịch hay yếu tố khách quan, sợ hết vaccine thì chúng ta mới đi thì hiệu quả chậm và nguy cơ mắc bệnh sẽ cao".
Cũng tại buổi tư vấn trực tuyến, các bác sĩ đã giải đáp nhiều thắc mắc khác của khán giả về bệnh viêm não Nhật Bản và Vaccine IMOJEV. Quý vị và các bạn có thể theo dõi trong bài viết dưới đây:
Cám ơn nhãn hàng Eco Green đã đồng hành cùng chương trình này.
Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:
Giữ gìn vệ sinh môi trường
Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Mắc màn khi đi ngủ
Các gia đình khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
Tiêm phòng vaccine cho trẻ em
Với trẻ nhỏ cần tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Đến ngay cơ sở y tế nếu bị sốt kéo dài
Các chuyên gia về dịch tễ khuyến cáo, người dân khi thấy có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.