Nguồn lực tái sản xuất - nhu cầu bức bách sau nắng hạn

Tấn Quýnh (VTV9)Cập nhật 13:28 ngày 16/08/2020

VTV.vn -

Những cánh rừng buộc phải trồng lại. Trời cũng đã có mưa. Đây là lúc phù hợp nhất để trồng rừng. Lẽ ra, cả nhà Cao Hùng sẽ trồng lại rừng, nhưng nhiều ngày qua, tiếp tục nhàn rỗi, giống như tình cảnh suốt những tháng nắng hạn trước đây.

Nhiều gia đinh ở miền núi Khánh Vĩnh, không phải không muốn lên rẫy để trồng lại rừng keo. Nhưng muốn trồng lại thì phải có cây giống, trong khi giá keo giống tăng vọt, từ chỗ 600 đồng giờ lên 1.000 đồng mỗi cây. Tính chung, để trồng lại 1 ha rừng keo, trong tay nông dân phải có ít nhất 10 triệu đồng và đó là số tiền quá lớn đối với những gia đình mà nguồn sống kiệt quệ sau nắng hạn.

Cùng với Ninh Thuận thì Khánh Hòa cũng là địa phương hứng chịu nhiều thiệt hại trong đợt nắng hạn vừa qua. Bên cạnh gần 15.000 đất lúa phải ngưng sản xuất, thì ở khu vực miền núi, nơi điều kiện canh tác phụ thuộc vào nước trời, gần như toàn bộ đất sản xuất buộc phải bỏ hoang. Công việc mưu sinh của nhiều gia đình là làm thuê. Được hỗ trợ nguồn lực để tái đầu tư sản xuất sau nắng hạn, bởi vậy là mong muốn chung của người dân vùng thiên tai.

Ở tinh Khánh Hòa, việc hỗ trợ người dân tái sản xuất sau nắng hạn đã được tính đến bằng nhiều cách thức. Trước khi hỗ trợ nguồn giống, tỉnh Khánh Hòa cũng đã giải quyết thiếu hụt lương thực vùng thiên tai. Bởi một khi người dân bớt đi nỗi lo bữa ăn hàng ngày thì mới có thể tích góp nguồn vốn tái sản xuất. Tổng số gạo hỗ trợ thiếu đói do đợt nắng hạn vừa qua ở Khánh Hòa là trên 1.300 tấn cho trên 85.000 người./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.