Tính điện một giá, ai hưởng lợi?

Hoa Trang (VTV9)Cập nhật 16:22 ngày 23/07/2020

VTV.vn - Bộ Công thương vừa đưa ra đề xuất tính giá điện một giá, song song với cách tính giá điện bậc thang hiện hành. Phóng viên VTV đã ghi nhận ý kiến người dân về vấn đề này.

Ông Thuỷ, một viên chức về hưu đang sống tại quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết, từ trước đến nay vẫn thắc mắc về cách tính tiền điện luỹ tiến của nhà điện. Bởi gia đình ông gồm 3 người, chỉ sử dụng các thiết bị điện cơ bản hàng ngày như tủ lạnh, bếp điện, lò vi sóng... nhưng tiền điện mỗi tháng cũng ngót nghét 2 triệu đồng, hơn nửa số tiền lương hưu của ông. Khi biết đề xuất tính điện một giá, ông đồng tình ngay.

Gia đình anh Chính cũng cho biết, nhà có 3 người nhưng đều đi làm cả ngày, hầu như không nấu ăn ở nhà. Gia đình chỉ dùng những thiết bị điện cơ bản không thay đổi, nhưng giá điện hàng tháng lại tăng đều gấp đôi, gấp ba mà anh cũng không hiểu nguyên nhân.

Có thể thấy, mong muốn chính đáng của người dân là có thể kiểm soát được lượng điện tiêu thụ cũng như tiền điện phải trả hàng tháng để cân đối chi tiêu. Điều mà họ khó có thể làm được nếu tính tiền điện theo phương án bậc thang như hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tính điện một giá cần xem xét nhiều yếu tố để áp dụng phù hợp, đảm bảo các tiêu chí: tiết kiệm điện năng, công bằng và minh bạch.

Theo tính toán của chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn, giả sử EVN chọn giá trung bình tại mức sử dụng điện là 200 KWH, thì trong số gần 26 triệu hộ gia đình đang sử dụng điện năng, sẽ có khoảng 70% hộ có lợi hơn nếu áp dụng giá bậc thang. 30% hộ còn lại sẽ lợi hơn nếu chọn giá đồng nhất. Như vậy, với phương án tính điện một giá, vô hình chung thì người giàu được lợi nhiều hơn người nghèo.

Cùng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, cần phải khảo sát lại mức sử dụng điện bình quân một tháng hiện nay của người dân để xây dựng lại giá điện phù hợp. Mức tiêu thụ cơ bản trong một tháng của một hộ phải nâng lên ít nhất là 200 KWH, thậm chí là 300 KWH. Dưới mức tiêu thụ này nên áp một giá cực thấp như đối với hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Còn những người có nhu cầu tiêu thụ điện cao hơn mức cơ bản này sẽ phải trả mức giá luỹ tiến, nhưng không quá 2 bậc.

Các chuyên gia cũng cho rằng, người dân không nên ngộ nhận giữa việc điều chỉnh giá điện và giảm giá điện. Bởi việc điều chỉnh giá điện chỉ có tính chất tái phân phối, để nhóm này trả tiền điện nhiều hơn cho nhóm kia. Và khi nào ngành điện chưa thực sự có sự cạnh tranh thì người dân khó có lợi ích từ việc giảm giá điện./.

Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi? Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi?

VTV.vn - Hóa đơn tiền điện tăng có phải là đột biến hay mùa hè thì tăng là dĩ nhiên? Vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua chung quy lại cũng chỉ vì 4 chữ: cách tính giá điện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.