Phẫu thuật ung thư dạ dày là gì?
Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng dao mổ cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhằm mục đích loại bỏ ung thư khỏi cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí khối u, các bác sĩ cũng có thể loại bỏ các mô và cơ quan khác lân cận khác.
Phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc
Ở giai đoạn sớm, phẫu thuật triệt căn khối u kèm nạo vét hạch khu trú là phương pháp tối ưu để chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật thường không được áp dụng khi đã có di căn xa, xâm lấn mạch máu lớn như động mạch chủ, tắc động mạch gan, động mạch mạc treo, đầu gần hoặc trung tâm động mạch lách…
Phẫu thuật ung thư dạ dày tiến hành như thế nào?
Có 2 loại phẫu thuật ung thư dạ dày:
- Mổ hở: Bác sĩ dùng đường mổ dài giữa bụng để lấy đi một phần hay toàn bộ dạ dày.
- Mổ nội soi: Bác sĩ dùng nhiều vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày.
Lưu ý sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt để đảm bảo tinh thần và sức khỏe dần đi vào ổn định:
- Về chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng (cháo, súp, canh), sau đó có mức độ đặc dần.
Những ngày đầu sau mổ chưa có nhu động ruột nên người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Sau đó, bệnh nhân cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng (cháo, súp, canh), sau đó có mức độ đặc dần.
Nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho phần còn lại của dạ dày. Cần ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa (5 -6 bữa/ngày). Lưu ý cần tránh ăn các thức ăn cay, nóng, axit. Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.
- Về chế độ nghỉ ngơi
Bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, lao động quá sức.
- Theo dõi các biến chứng
Sau phẫu thuật người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.