Cách đơn giản phòng tránh thoái hóa sụn khớp

VTV, icon
06:47 ngày 20/01/2014

Thoái hóa khớp là một bệnh lý liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tuổi chỉ là một yêu tố nguy cơ của bệnh, còn nhiều yếu tố khác.

1. Những đối tượng thường bị thoái hóa khớp

- Thường gặp nhất ở người lớn tuổi.

- Người trẻ tuổi: thường bị thoái hóa do chấn thương, bệnh lý xương khớp không được điều trị từ đầu.

Như vậy, nguyên nhân bị thoái hóa khớp thường do tuổi tác, thói quen sinh hoạt…

2. Dấu hiệu nhận biết bị thoái hóa khớp

- Đi thấy đau, nhất ở các vùng khớp.

- Khi cử động không được trơn tru, êm dịu mà thấy có tiếng lạo xạo và cảm giác khó chịu.

‘ (Cần chú ý thói quen ăn uống, sinh hoạt, lao động hàng ngày để phòng bệnh thoái hóa khớp. Ảnh: VTV Online)

3. Điều trị

Không phải ai cũng bị thoái hóa khớp giống nhau. Khi bị thoái hóa khớp, bắt buộc phải can thiệp điều trị càng sớm càng tốt, bằng các biện pháp như: “tiết kiệm sụn khớp”, sử dụng thuốc can thiệp…

4. Phòng bệnh

Theo PGS. TS. BS Lê Anh Thư, Khoa Cơ Xương Khớp, BV Chợ Rẫy, TP.HCM, muốn tạo được một hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh cần:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều đạm như: thịt, cá, tôm, cua và canxi, vitamin D.

- Tập thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, hạn chế chơi thể thao đối kháng gắng sức đối với người 40 tuổi trở lên.

Mọi người có thể tham khảo bài tập đơn giản - Tập khớp gối: ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân lên ngang đùi, rồi lại hạ xuống; nhắc đi nhắc lại động tác này khoảng 20 lần, từ 10-15 phút.

- Không lao động quá sức, mang vác nặng

- Thường xuyên đi khám nếu có biểu hiện bệnh để được bác sĩ tư vấn.

- Người cao tuổi nên tập thể dục nhẹ nhàng, như xoay khớp cổ tay, khớp gối.

- Trong sinh hoạt, lao động hàng ngày, cần quan tâm đến tư thế làm việc.

- Cần giảm cân với những người béo phì nhằm tránh áp lực lên sụn khớp.

Cùng chuyên mục