Không tiêm vaccine: 1 trong 10 mối đe dọa sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu

Ban Thời sự, icon
02:54 ngày 28/01/2019

VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố danh sách 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe nhân loại trong năm 2019. Trong đó, không tiêm vaccine là mối đe dọa hàng đầu.

WHO khẳng định vaccine giúp nhân loại phòng tránh 2-3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, do "lưỡng lự" hoặc "từ chối" tiêm vaccine đang đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực con người trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm.

Vaccine ra đời được đánh giá là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của ngành y tế trong thế kỷ XVIII. Vaccine được ví như một loại vũ khí sắc bén trong cuộc chiến đẩy lùi nhiều bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong, giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Hiện đã có 12 loại vaccine được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Mỗi năm có hơn 1,6 triệu trẻ em và gần 1,7 triệu phụ nữ có thai đã được tiêm chủng đầy đủ. Một số dịch bệnh nguy hiểm đã được loại trừ và thanh toán.

Năm 1979 Việt Nam đã thanh toán bệnh đầu mùa; bệnh bại liệt thanh toán vào năm 2000; loại trừ uốn ván sơ sinh thanh toán vào năm 2005.

Các bệnh bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản và sởi đã giảm một cách rõ rệt từ hàng trăm, đến hàng nghìn lần so với trước thời kỳ tiêm chủng.

Thời gian qua, đã có một số trường hợp trẻ bị phản ứng sau khi tiêm vaccine... Đặc biệt là 3 trẻ đã tử vong sau khi tiêm tại Nam Định và Hà Nội. Những thông tin này đang khiến người dân lo lắng và nhiều người thậm chí đã theo những xu hướng nguy hại hơn là trì hoãn hoặc không tiêm vaccine. Tuy nhiên, điều này là hết sức nguy hiểm cho chính con em của họ và cho cả cộng đồng.

gọi là "anti vaccine" với số lượng thành viên lên đến hàng nghìn người. Họ cho rằng không cần phải tiêm vaccine do cơ thể có thể tự sản sinh kháng thể tự nhiên, chống lại bệnh tật. Một số người còn cho rằng tiêm vaccine là hại con, ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của con. Tuy nhiên, những ai đang ủng hộ quan điểm này cần thay đổi tư duy.

Thực tế, được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1796 tại châu Âu, đến nay, tiêm vaccine vẫn được xem là một biện pháp phòng tránh bệnh tật hữu hiệu cho trẻ. Bằng chứng rõ ràng nhất là có tới 90% bệnh nhân trong dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nơi đã không được tiêm chủng.

Theo các nghiên cứu, việc không tiêm vaccine cho trẻ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân đứa trẻ mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cả cộng đồng.

Xu thế lưỡng lự sử dụng vaccine cũng đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ tiêm vaccine thấp đi, dẫn đến việc bùng phát một số dịch bệnh mà đáng lẽ đã được kiểm soát. Đặc biệt là một số bệnh mà hiện trên thế giới đang tiến tới giai đoạn xóa bỏ thì cũng có xu hướng bùng phát trở lại như bại liệt.

Trong năm 2019, WHO muốn đạt được một số mục tiêu xóa bỏ bại liệt ở những nước cuối cùng là Afghanistan và Pakistan. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ phải tiếp tục ứng phó với xu hướng lưỡng lự trong việc sử dụng vaccine và không chỉ ở những nước còn bại liệt mà ở cả những nước mà họ đã xóa bỏ bại liệt. Vì trong năm 2018, bệnh sởi bùng phát trở lại ở một số nước như Mỹ, Anh, Pháp là do tỷ lệ tiêm vaccine sởi giảm xuống.

Vaccine được xem là một trong những tiến bộ y học to lớn của nhân loại. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng quốc gia, chủ động trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm xử trí với các tình huống và hãy tích cực đồng hành với các thầy thuốc trong nỗ lực phòng ngừa bệnh dịch và nâng cao sức khỏe.

Việc tẩy chay vaccine đe dọa hàng triệu trẻ nhỏ Việc tẩy chay vaccine đe dọa hàng triệu trẻ nhỏ Dịch sởi tái xuất tại Mỹ: Nguyên nhân có thể do không tiêm vaccine Dịch sởi tái xuất tại Mỹ: Nguyên nhân có thể do không tiêm vaccine Lưỡng lự tiêm vaccine là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu - vì sao? Lưỡng lự tiêm vaccine là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu - vì sao?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục