TV& VIDEO

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai

Vũ Phạm-Thứ hai, ngày 13/05/2019 14:00 GMT+7

VTV.vn - Tối qua (12/5), lần đầu tiên chương trình "Đại lộ di sản" ra mắt khán giả VTV với màn trình diễn cực kỳ ấn tượng về hình ảnh, âm thanh và ánh sáng.

Đây là chương trình đầu tiên được dàn dựng trên bối cảnh sân khấu là thực cảnh và được truyền hình trực tiếp trên trên sóng của VTV nhằm tôn vinh những di sản văn hoá của Việt Nam và những nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo trên thế giới. Toàn bộ không gian thực cảnh nơi diễn ra các màn biểu diễn nghệ thuật của các nước được trải dài từ vị trí cao nhất là tháp Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh cho đến Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Thế Âm và tập trung ở sân khấu chính trước cổng Tam Quan của quần thể chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam. Với kịch bản ánh sáng rất chi tiết, lần đầu tiên khán giả truyền hình dần dần được chứng kiến toàn bộ không gian quần thể chùa Tam Chúc về đêm nổi lên trước lòng hồ rộng lớn với 7 bông hoa sen được kết bằng hoa đăng thả trên mặt nước.

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 1.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 2.

Liên khúc Hát ru - Đồng dao - Đi cấy

Khán giả đặc biệt ấn tượng với màn mở đầu chương trình có sự tham gia của 300 tăng ni, Phật tử rước đăng và xếp thành chữ Vạn - một biểu tượng ý nghĩa của Phật Giáo. Tiếp theo đó là những cảm xúc hoan hỉ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi khán giả được khám phá quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Xem chương trình, khán giả được chứng kiến buổi bình minh Phật giáo ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào và quá trình Phật thâm nhập vào cõi nhân gian, gắn bó đời sống của người Việt ra sao trong cả ngàn năm qua. Trong lịch sử của dân tộc, tên tuổi của các vị thiền sư nổi tiếng như Khuông Việt Thiền sư, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạn, Lý Quốc Sư... đã không chỉ góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam mà còn để lại những dấu ấn không nhỏ ảnh hưởng đến lịch sử và vận mệnh của đất nước. 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 3.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 4.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 5.

Các vị thiền sư có ảnh hưởng đến quá trình phát triển Phật giáo đồng hành cùng dân tộc của Việt Nam

Phần 1 của chương trình đã minh chứng cho khán giả thấy Việt Nam là nơi đất Phật ngàn năm với những giá trị văn hoá vật thể là hệ thống chùa chiền được xây dựng từ Bắc đến Nam nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác và những giá trị văn hoá phi vật thể thẫm đẫm tinh thần nhân văn của Phật giáo. Những câu hát đồng dao hay câu ca "Đi cấy" như "Lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng... cầu cho trong ấm ngoài êm..." hay lời ca cổ về câu chuyện cuộc đời Đức Phật được viết lời mới theo giai điệu của bài "Dạ cổ hoài lang" tuy mới xuất hiện không lâu nhưng đã nằm lòng trong tâm trí của biết bao người Việt Nam yêu Phật giáo và những giá trị chân thiện mỹ của Đức Phật. 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 6.

Trong phần 1 của chương trình, lần đầu tiên khán giả được bật mí về nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2019 và chương trình Đại lộ di sản năm nay - Chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam với những yếu tố đặc biệt như hệ thống tranh bích hoạ được làm bằng những phiến đá núi lửa Merapi do các nghệ nhân Indonesia chế tác được chở về Việt Nam lắp ghép. Hàng chục ngàn bức tranh đá khổng lồ khắc hoạ những câu chuyện sinh động về cuộc đời Đức Phật từ khi Phật Đản sinh, Phật Thành đạo, Phật Thuyết Pháp, Phật Niết Bàn và những câu chuyện kể về sự từ bi cứu độ chúng sinh của Phật Bà Quan Âm Bồ Tát. 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 7.

Những bức tranh đá chùa Tam Chúc

Khán giả cũng mãn nhãn với những màn trình diễn âm thanh, ánh sáng và hình ảnh nghệ thuật trong tiết mục "Khai giác" rất hiện đại của đạo diễn múa Trần Ly Ly kết hợp âm nhạc của nhạc sĩ Trần Thanh Phương và Hà An trước khi bước vào phần 2 "Đại lộ di sản" giới thiệu các di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam và 8 đoàn nghệ thuật đến từ các nước.

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 8.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 9.

Ê kip thực hiện chương trình "Đại lộ di sản"

Bước sang phần 2 của chương trình, khán giả vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi được tiếp tục dẫn dắt để khám phá vẻ đẹp của những điệu múa đến từ các nước châu Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới. Trước mỗi màn múa trên sân khấu thực cảnh là những clip, phóng sự linh kiện đã được các đạo diễn, biên tập và MC của ê kíp Ban Thanh thiếu niên lên ý tưởng, kế hoạch và sang tận các nước bạn để tiếp cận và ghi hình giới thiệu về những điệu múa đó. Khán giả đã có một lượng thông tin nhất định trước khi trực tiếp xem các điệu múa được trình diễn trên sân khấu chung của "Đại lộ di sản" nên hoàn toàn có thể cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của những di sản văn hoá mà 8 đoàn nghệ thuật của các nước như Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc... đã mang đến chương trình trong buổi tối ngày hôm qua. 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 10.

Múa Odissi - Ấn Độ

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 11.

Đây không chỉ đơn thuần là những màn trình diễn nghệ thuật mà thực sự là những cuộc đối thoại của những nền văn hoá khác nhau được thể hiện qua ngôn ngữ của âm nhạc, các động tác múa, nét biểu cảm trên gương mặt của diễn viên đến từ 8 nước khác nhau. Mỗi tiết mục là một câu chuyện sinh động, là một lát cắt về văn hoá của đất nước đó. Các tiết mục đã được Ban tổ chức chương trình "Đại lộ di sản" chọn lựa kỹ càng để khán giả tiếp cận với những di sản văn hoá bắt đầu từ những nước như Ấn Độ, Bhutan... nơi Phật giáo được sinh ra cho đến những nước chịu ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo với những nét vừa tương đồng vừa khác biệt như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia hay Srilanka... 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 12.

Múa "Lục cúng hoa đăng" - Việt Nam

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 13.

Múa Nirtta Ranga - Srilanka

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 14.

Múa Odel Ondel - Indonesia

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 15.

Múa Cham - Bhutan

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 16.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 17.

Múa bóng rối - Thái Lan

Đến với Đại lộ di sản, có thể nói các đoàn nghệ thuật của các nước đã mang đến những tinh hoa thực sự của quốc gia mình. Nơi đó chứa đựng những câu chuyện về tâm linh, về con người và xứ sở của mỗi quốc gia đã được lưu truyền và phát triển cùng với sự đồng hành của Phật giáo và những giá trị chân thiện mỹ của Đạo Phật. 

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 18.

Tiết mục Ma Tua Jing - Trung Quốc

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 19.

Múa Awa Odori - Nhật Bản

Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 20.
Đại lộ di sản - Điểm đến của tương lai - Ảnh 21.

Màn bắn pháo hoa kết thúc chương trình "Đại lộ di sản"

Chương trình khép lại với màn bắn pháo hoa rực rỡ trên nền bản hoà tấu nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn khán giả, các vị đại biểu và chức sắc, các vị khách quí tham gia Đại lễ Vesak và chương trình "Đại lộ di sản" 2019. Có thể nói, "Đại lộ di sản" lần đầu tiên ra mắt nhưng đã giới thiệu và kết nối thành công các di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới. Thông qua cầu nối âm nhạc và nghệ thuật, "Đại lộ di sản" hứa hẹn sẽ là điểm đến trong tương lai của di sản các nước, của những cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá khác nhau nhưng cùng hướng đến những giá trị nhân văn, giá trị chân thiện mỹ đã được phổ quát trên toàn thế giới của Đạo Phật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI