Năm 2017 đánh dấu số tai nạn giao thông đường sắt giảm sâu ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) với trên 10%. Theo thống kê 5 tháng đầu năm 2018, số vụ tai nạn có giảm so với cùng kỳ năm 2017. Tai nạn đường sắt có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do va chạm giữa phương tiện giao thông đường bộ, người tham gia giao thông đường bộ (bao gồm xe máy, ô tô, xe đạp và đi bộ) với tàu hỏa tại các vị trí giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ, chủ yếu tại các lối đi dân sinh tự mở trái phép hoặc lối đi dọc theo hành lang đường sắt.
Ngoài ra, một số bạn trẻ hiện nay khá thích chụp ảnh trên đường ray của các tuyến đường sắt đi qua. Số khác thích ngồi uống cà phê ở những quán được mở sát đường ray, thi thoảng còn bê ghế và bàn ra ngồi giữa đường ray như một thú vui trước giờ tàu chạy qua. Khoảng cách an toàn 5m đối với hành lang đường sắt dường như bất khả thi đối với những cư dân hàng ngày giờ sống "bám" đường tàu với tất cả mọi sinh hoạt, buôn bán thậm chí là nghỉ ngơi. Khi những yếu tố an toàn giao thông đường sắt bị bỏ qua dễ dàng lâu ngày dần thành thói quen thì tai nạn giao thông đường sắt cũng rất dễ xảy ra.
Làm thế nào để những tai nạn đường sắt hạn chế xảy ra? Những người tham gia giao thông đường bộ như xe máy, ô tô, xe đạp hay đi bộ và những người sống quanh khu vực đường tàu cần những kỹ năng gì để tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông ở những tuyến đường có đường sắt đi qua. Những thông tin đó sẽ được Điểm hẹn giao thông 15h bật mí trên nền tảng VTVGo và trangFanpage của VTV6. Đừng quên bật tivi đón xem Điểm hẹn giao thông vào lúc 15h hôm nay (21/12) để có câu chuyện và thông tin hữu ích!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!