Chủ động nguồn nước, tránh thiệt hại kéo dài do hạn mặn gây ra ở ĐBSCL

Tấn Hưng - Phú Cường (VTV9)Cập nhật 09:59 ngày 22/01/2020

VTV.vn - Trong lúc này, chủ động nguồn nước là giải pháp hiệu quả nhất nhằm tránh những thiệt hại kéo dài do hạn mặn gây ra ở ĐBSCL.

Tại một khu vườn rộng hơn 3ha nằm cách cửa biển 14km, dù mặn hiện đã áp sát các cửa miệng cống, nhưng những cây bưởi da xanh vẫn phát triển xanh tốt. 300 triệu đồng là số tiền mà chủ vườn bỏ ra để đầu tư hệ thống tưới tiêu bài bản. Theo đó, nếu mặn kéo dài đến 2 tháng, cây cối vẫn không bị ảnh hưởng.

Đây cũng là cách chủ động của bà con nhà vườn ở miền Tây. Hơn 3 công vườn trồng dừa, xoài của ông Puôl đã từng thiệt hại vì đợt hạn mặn 2016. Do đó, trong vài năm gần đây, ông vẫn thường xuyên tự kiểm tra độ mặn ngoài sông, sau đó chủ động bơm nước vào mương vườn để dự trữ.

Hạn mặn vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại ĐBSCL. Theo Cục Trồng trọt, tình hình hạn mặn sẽ kéo dài và diện tích cây ăn quả chịu ảnh hưởng đến tháng 3 với diện tích 80.600ha bao gồm một số huyện của 8 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang, tương đương 23% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con không rải vụ, trồng mới trong thời gian này nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo, trước khi lấy nước cần kiểm tra độ mặn thường xuyên.


300.000ha lúa Đông Xuân ở ĐBSCL an toàn trước hạn mặn 300.000ha lúa Đông Xuân ở ĐBSCL an toàn trước hạn mặn

VTV.vn - Hạn mặn năm nay đến sớm và diễn biến phức tạp, nhưng tin vui là nông dân ĐBSCL đã tuân thủ tốt lịch thời vụ theo khuyến cáo nên thiệt hại do hạn mặn là không đáng kể.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.