Nơi khám và điều trị bệnh lý tuyến giáp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng mỗi tháng tiếp nhận không dưới 600 lượt bệnh nhân, đa phần trong số này mắc bệnh cường giáp, người dân thường gọi là bệnh bướu cổ. Không riêng khu vực Tây Nguyên, trong thời gian gần đây các bệnh viện ở nhiều vùng miền đều ghi nhận sự gia tăng trở lại của bệnh bướu cổ.
Tuy nhiên, cho đến lúc này không phải ai cũng biết cách để phòng ngừa và chủ động điều trị bệnh bướu cổ khi mắc bệnh. Rất nhiều người mãi khi đến nơi khám, điều trị mới nhận ra rằng từ lâu nay, kiến thức phổ thông về phòng ngừa bệnh bướu cổ đối với họ lại là khoảng trống.
Bệnh bướu cổ xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi từ 21 - 40, tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở nữ nhiều hơn nam giới. Việc mắc bệnh bướu cổ đồng nghĩa người bệnh sẽ tốn kém chi phí điều trị, bên cạnh đó nếu không điều trị đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sau 10 năm triển khai, đến năm 2005, Chương trình quốc gia phòng chống rối loạn do thiếu hụt i-ốt đã được đưa ra khỏi chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó đến nay, tình trạng thiếu hụt i-ốt được báo động quay trở lại. Đáng lo ngại hơn là sự gia tăng trở lại của bệnh bướu cổ không chỉ ở người lớn mà còn đối với trẻ em. Do đó, việc bổ sung i-ốt trong bữa ăn hàng ngày là cách để phòng ngừa bệnh bướu cổ và đó là việc làm trong tầm tay của các gia đình.
Cường giáp có phải bướu cổ? VTV.vn - Cường giáp và bướu cổ đều có đặc điểm là tuyến giáp tăng lên về kích thước. Tuy nhiên khác nhau về chức năng nội tiết tuyến giáp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!