Rạch Chiếc - Cây cầu nối ngày toàn thắng lịch sử 30/4/1975

Nguyễn Hằng - Văn Dương (VTV9)Cập nhật 23:34 ngày 29/04/2020

VTV.vn - 45 năm trước, trận chiến ác liệt nhất đã diễn ra ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, địa điểm của cầu Rạch Chiếc - cây cầu huyết mạch, nút chặn cuối cùng đến thành phố này.

45 năm, thời gian có thể làm phai nhạt các tấm hình ít ỏi của những phút giây lịch sử, nhưng với nhiều người lính đặc công, biệt động thuộc Lữ đoàn 316, trận chiến cuối cùng mở thông cửa ngõ vào Sài Gòn vẫn còn đậm nét dù đây chỉ là 1 trong 4 nhiệm vụ được giao.

Tham gia Lữ đoàn 316 còn có những chiến sĩ đặc công nước của Z23 từ miền Bắc vào để quyết tâm bảo vệ cầu Rạch Chiếc - con đường duy nhất mà xe tăng có thể tiến vào Sài Gòn bởi địa thế sình lầy đặc trưng của khu vực này. Tuy nhiên, cầu Rạch Chiếc lại là mũi tiến công sớm nhất và đầy bất ngờ với cả những người lính đặc công. Sở trường đánh chiếm của đặc công đã khiến chỉ sau 10 phút, Lữ đoàn 316 đã chiếm được mục tiêu.

Quyết chặn đến cùng đà tiến công của quân giải phóng, hai mố cầu đều bị đặt chất nổ để có thể đánh sập bất cứ lúc nào trong khi những tin tức dồn dập về các vùng được giải phóng ngày một gần Sài Gòn hơn. Vào 5h ngày 30/4/1975, đặc công nước nổ súng chiếm lại và bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc; 9h30 hai xe tăng đầu tiên của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn trong niềm hạnh phúc nghẹn ngào.

Khánh thành công trình tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ cầu Rạch Chiếc Khánh thành công trình tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ cầu Rạch Chiếc

VTV.vn - Sau hơn 8 tháng thi công, Công viên - Bia tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ cầu Rạch Chiếc đã được khánh thành tại TP.HCM và đưa vào sử dụng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.