Sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh: Thực hiện càng sớm càng tốt

VTV9Cập nhật 09:40 ngày 12/06/2019

VTV.vn - Khiếm thính là loại dị tật bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao nhất ở trẻ sơ sinh. Trong 1.000 trẻ sinh bình thường, có từ 1 - 3 bé bị khiếm thính.

Tỉ lệ này tăng lên gấp 10 lần đối với các trẻ phải nằm bệnh viện trong 1 tháng đầu đời (thời kỳ sơ sinh). Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát hiện sớm trẻ sơ sinh bị khiếm thính cũng như việc được can thiệp kịp thời sẽ mang lại cơ hội lớn trong việc phục hồi khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng…

Khiếm thính ở trẻ sơ sinh được chia thành nhiều loại:

- Người mẹ mang thai bị sốt siêu vi do virus gây phát ban như: bệnh Rubella, Zika, CMV, herpes hay giang mai..., do yếu tố gen di truyền trong gia đình.

- Khiếm thính sau khi sinh: Do trẻ bị ngạt lúc sinh, sinh non, sinh nhẹ cân, sang chấn đầu, dị tật đầu mặt cổ hoặc bị vàng da đến mức phải lọc máu.

- Một dạng khiếm thính khác xảy ra trong quá trình nuôi dưỡng, trẻ có thể bị mắc bệnh mà không được phát hiện như: viêm tai kéo dài, viêm màng não, sử dụng các thuốc gây ngộ độc thai...

Bệnh khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp sớm trong giai đoạn này, cơ hội nghe, nói và phát triển bình thường của trẻ là rất cao. Ngược lại, nếu để muộn hơn, cơ hội này sẽ càng bị suy giảm. Do vậy, việc sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh được thực hiện càng sớm càng tốt, hoặc chậm nhất là 3 tháng sau khi sinh. Đặc biệt, đối với nhóm trẻ có yếu tố nguy cơ cao, việc khám thính lực là rất cần thiết. Theo các bác sĩ, bệnh nhi càng lớn, việc can thiệp càng trở nên khó khăn bởi não bộ có một vùng thần kinh điều khiển việc nghe - nói. Nếu không được kích thích trong 2 - 3 năm đầu đời, vùng này sẽ bị thoái triển.


Nguyên nhân và phương pháp điều trị khiếm thính ở trẻ Nguyên nhân và phương pháp điều trị khiếm thính ở trẻ

VTV.vn - PGS.TS Lương Hồng Châu, PGĐ bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tư vấn về nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh điếc ở trẻ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.