Vào thời điểm này, ở vùng ĐBSCL có nhiều nơi bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, đặc biệt là các hộ dân ở ven biển, vùng nước mặn, nước lợ. Các khu vực này lại thường có lượng ánh sáng mặt trời lớn. Việc tận dụng nguồn năng lượng đó để chưng cất nước mặn sẽ tạo ra được nguồn nước ngọt đủ để phục vụ người dân vào thời điểm hạn mặn. Thiết bị chưng cất nước mặn thành nước ngọt là một trong hai sáng kiến được công nhận là sáng kiến toàn quốc và đạt giải Nhất Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI.
Thiết bị có kích thước 0,5 m2, có giá đỡ ở bên dưới. Phía trên có các tấm kính đặt nghiêng từ 30 - 45 độ để hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời và tạo độ dốc cho nước sau khi ngưng tụ, chảy về máng thu. Phía đáy thiết bị có lắp một tấm kính đen để tăng khả năng hấp thu nhiệt cho thiết bị. Với 5 lít nước mặn, thiết bị sẽ cho ra 2 - 3 lít nước ngọt.
Hiện tại, thiết bị đang được áp dụng trong giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Trong tương lai, nhóm tác giả mong muốn có thể ứng dụng vào thực tiễn tại ĐBSCL.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!