Theo quy định quốc tế, đèn giao thông có 3 màu đỏ, vàng và xanh. Mỗi tín hiệu mang một ý nghĩa và quy tắc riêng. Chúng ta luôn biết, đèn đỏ là dừng lại, đèn xanh lưu thông, còn đèn vàng là tạm dừng. Đến điểm giao, các phương tiện thường phải đi chậm lại, hoặc dừng trước vạch kẻ chỉ dẫn để chờ tín hiệu đèn điều khiển. Riêng với đèn vàng, không có nhiều người hiểu rõ về mục đích và ý nghĩa của tín hiệu đèn này.
Vậy ý nghĩa đèn vàng là gì?
Khi đèn tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phải dừng trước vạch sơn. Trường hợp phương tiện vượt quá vạch sơn, thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Khi tín hiệu vàng nhấp nháy, là báo hiệu được đi, nhưng phải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường.
Hiện nay, khi tham gia giao thông, nhiều người thấy tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng, đã nhanh chóng tăng ga để tránh đèn đỏ. Còn một số trường hợp khác, khi thấy đèn vàng, đã dừng lại đột ngột, rất dễ gây ra tai nạn.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông, khi phương tiện vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ. Mức phạt đối với từng loại phương tiện cụ thể như sau:
Người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Người điều khiểnn xe mô tô và xe gắn máy (kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Do đó, khi tham gia giao thông, chúng ta nên cẩn trọng và tìm hiểu rõ luật để đảm bảo cho chính mình cũng như người tham gia giao thông khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!