Bế trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo
Trước tiên cần bế trẻ nằm nghiêng, không được gập đầu bé vì không thở được để khơi thông đường thở do khi bị co giật, đồng thời nới rộng quần áo cho trẻ. Người lớn không nên vây quanh trẻ để trẻ có không khí thở, chú ý mở phòng thoáng mát.
Không nhét ngón tay, đũa vào miệng khi đang co giật
Tuyệt đối không nhét ngón tay, đũa vào miệng trẻ khi trẻ đang lên cơn co giật, việc này có thể làm ảnh hưởng đến răng, xương hàm của trẻ. Không cố giữ chân giữ tay trẻ vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ. Sau lần co giật thứ nhất, đợi hết cơn có thể cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn co giật sau.
Hạ sốt bằng đường uống hoặc đặt hậu môn
Sau khi hết co giật, nên hạ sốt cho trẻ bằng đường uống hoặc đặt hậu môn. An toàn nhất là dùng paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng. Khi dùng paracetamol, tuyệt đối không cho trẻ dùng xen kẽ với các loại thuốc hạ sốt khác.
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu co giật kéo dài
Nếu trẻ bị co giật kéo dài trên 15 phút và có từ 2 cơn trở lên trong vòng 24 giờ, thậm chí có trường hợp rối loạn tri giác sau co giật, khi đó cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!