Từ đầu năm đến nay, Khoa Chấn thương-Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận, điều trị gần 80 trường hợp trẻ bị bỏng do các tác nhân như nước sôi, cồn, bỏng điện…, chiếm 30% số ca tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ. Đa phần trẻ bị bỏng thường để lại di chứng nặng nề, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Theo các bác sĩ, khi trẻ bị bỏng, việc sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm diện tích và độ sâu của vết thương, đặc biệt là trong 30 phút sau bỏng. Tuy nhiên, lại có không ít những sai lầm trong vấn đề này.
Để phòng ngừa bỏng cho trẻ, các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cần chú ý giám sát trẻ, không cho trẻ đến gần những nơi có nguy cơ gây bỏng như: bếp lửa, nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa...
Khi trẻ bị bỏng cần làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong khoảng 30 phút; Che phủ vết thương bằng khăn, vải sạch, bông gạc… Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!