TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Hội thảo "Gốm cổ Bình Định – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt"

Thanh Tùng, Huỳnh Danh (VTV8)Cập nhật 16:07 ngày 28/10/2017

VTV.vn - Hội thảo khoa học quốc tế "Gốm cổ Bình Định – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt ( thế kỷ XI – XV)" vừa diễn ra sáng 28/10 tại Bình Định.

Hội thảo khoa học quốc tế "Gốm cổ Bình Định – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt ( thế kỷ XI – XV)" do Viện Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức. Đây là hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về gốm cổ Chămpa Bình Định diễn ra tại Việt Nam.

Hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận, trong đó có 16 bài tham luận của các học giả quốc tế. Qua hội thảo này, các nhà khoa học sẽ có thêm nhiều tư liệu mới về gốm cổ Bình Định và hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến lịch sử giao lưu kinh tế, văn hóa của Vương quốc Viyaya với Kinh đô Thăng Long, các nước Đông Nam Á và châu Á.

Hội thảo Gốm cổ Bình Định – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt - Ảnh 1.

Vừa qua, các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã khai quật tại Di chỉ gò Cây Me thuộc thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn và đã phát hiện 3 hố có lò nung từ thế kỷ XV, thu được nhiều hiện vật gốm cổ quý giá như: bát, đĩa, bình, ấn chạm khắc hình rồng phượng… cùng 6.000 mảnh vỡ có niên đại khoảng 700 năm.

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI – XV, Kinh đô Vijaya – Bình Định đã đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa Chămpa nổi tiếng, Bình Định còn là nơi có 6 khu lò sản xuất gốm. Các khu lò gốm này nằm dọc đôi bờ sông Kôn, gắn liền với lịch sử phát triển thịnh suy của vương triều Viyaya.

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.