Tại tiểu khu 500, hàng chục phách gỗ được cưa theo đúng quy cách cũng đã được lâm tặc tập kết ven đường chờ đêm xuống sẽ vận chuyển. Tại khu 501, dù lâm tặc đã cao chạy xa bay, nhưng hiện trường cho thấy, hàng chục gốc cổ thụ bị triệt hạ đều là gỗ quý hiếm. Các đối tượng phá rừng chỉ chọn lấy đi phần gốc để xẻ phản, phần còn lại bỏ mặc không thương tiếc.
Không hiểu vì sao rừng bị phá nghiêm trọng nhưng địa phương, ngành chức năng không phát hiện. Vô lý hơn khi những điểm phá rừng nằm sát bên tuyến giao thông độc đạo đi vào Thủy Điện Đăk Pre.
Sự việc là thế nhưng khi phóng viên liên hệ với lãnh đạo UBND huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum để tìm hiểu vụ việc thì vấp phải sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Chủ tịch đi vắng, 2 phó chủ tịch đi kiểm tra cơ sở. Chánh văn Phòng UBND huyện ngăn cản không cho phóng viên tác nghiệp.
Có hay không sự tiếp tay, làm ngơ để lâm tặc hoanh hành, thì phải chờ sự vào của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện trường tại các tiểu khu bị tàn phá cho thấy: Đây là những đường dây phá rừng chuyên nghiệp, nguy hiểm và có tổ chức, hoàn toàn không phải là do người dân địa phương. Nếu không truy tới cùng và không ngăn chặn kịp thời thì cánh rừng nguyên sinh còn sót lại cũng sẽ thành gỗ, trong một thời gian ngắn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!