Trước tiêm chủng: Cần thông báo với cán bộ y tế về tiền sử dị ứng, bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt của lần tiêm chủng trước; tình trạng sức khỏe hiện tại trẻ.
Tại điểm tiêm chủng: Khi tiêm xong, theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm chủng. Thông báo cho cán bộ y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban…
Sau tiêm chủng: Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng về tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…); Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
- Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
- Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm ấm, nới rộng quần áo. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế.
Cần đưa NGAY trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có 1 trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
- Quấy khóc kéo dài, bứt rứt, kích thích.
- Kém tương tác với người xung quanh, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
- Co giật.
- Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.
- Phát ban.
- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.
- Chân tay lạnh, da nổi vân tím.
- Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!