Với nhiều nghệ nhân dệt thổ cẩm, từng đường kim mũi chỉ có giá trị như hình vẽ và chữ viết, giúp gửi gắm những quan sát về thiên nhiên và phản ánh triết lý sống của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, những tư liệu độc đáo này đang đứng trước nguy cơ bị mai một khi các thước vải thổ cẩm trở nên sờn cũ. Với khát khao lưu trữ từng nét hoa văn và lan tỏa văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc đến với dòng chảy văn hóa đương đại, nhiều bạn trẻ đã phát triển các dự án thư viện số hoa văn độc đáo, một cách sáng tạo để bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống.
Một số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nay đã được các bạn trẻ tái hiện bằng định dạng số với với độ chính xác đến từng mi-li-mét. Bằng cách vẽ lại bằng các đồ thị và điểm ảnh trên phần mềm thiết kế. Phương pháp này giúp mô phỏng kỹ thuật dệt cườm độc đáo cùng ý nghĩa sâu sắc đằng sau mỗi hoa văn. Tính đến giữa năm nay 2024, đội ngũ trẻ này đã số hóa và ứng dụng thành công hơn 700 mẫu hoa văn dệt trên vải thổ cẩm của 19 dân tộc như Bana, Brâu, Gia Rai và Giẻ Triêng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!