TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Phát hiện chất ma tuý mới cực độc

TTXVNCập nhật 09:24 ngày 13/09/2018

VTV.vn - Viên ma túy có hình dáng bé xíu, màu sắc, hình thù bắt mắt, bên trong chứa chất kịch độc.

Cứ khoảng 1 tuần trên thế giới lại xuất hiện 1 chất ma túy mới. Những viên nén với màu sắc và hình thù bắt mắt nhưng lại chứa bên trong nó chất kịch độc. Giá lại không hề rẻ. Hình dáng bé xíu nhưng mỗi viên có giá ngoài thị trường khoảng 200 đến 500 nghìn đồng. Theo Trung tâm Giám định Ma túy thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, đây là một dạng ma túy tổng hợp vừa mới xuất hiện. Đáng chú ý là hai chất kịch độc được tìm thấy trong viên ma túy này không nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam mà Chính phủ quy định.

Theo Thiếu tá Hoàng Ngọc Mai, Giám định viên Trung tâm Giám định Ma túy, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an: "Trong viên này có hai thành phần chất chưa có trong danh mục chất ma túy của Việt Nam là Propylphenidate và Acetylpsilocin. Propylphenidate khi sử dụng vào gây kích thích thần kinh Trung ương. Còn Acetylpsilocin khi sử dụng, cơ thể sẽ chuyền về Psilocin là chất gây ảo giác cực mạnh có trong nấm hướng thần."

Theo Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, hiện nay trào lưu ma túy mới xuất hiện trên thế giới cũng như khu vực rất phổ biến và ngày càng nhiều. Số liệu thống kê của cơ quan phòng chống tội phạm ma túy Liên Hợp Quốc thì cứ khoảng 1 tuần trên thế giới lại xuất hiện 1 chất ma túy mới. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc phát hiện hai chất ma túy mới không nằm trong danh mục cho thấy tội phạm ma túy đã lợi dụng kẽ hở này nhằm trốn tránh việc xử lý hình sự của pháp luật.

Đại tá Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Giám định Ma túy, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an cho biết, hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 73 bổ sung hơn 2 chất cần sa tổng hợp và Kthynol tổng hợp vào danh mục các chất ma túy.

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.