Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có 16 quốc gia gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước thành viên. Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu các rào cản và tạo thuận lợi cho thương mại. Đến nay, đàm phán Hiệp định RCEP đã kết thúc được nhiều Chương và đang thu hẹp đáng kể quan điểm giữa các nước trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước trong khối nhằm duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN, vừa thúc đẩy đàm phán vừa bảo vệ tối đa lợi ích của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì thế dù có khó khan đến đâu, phía Việt Nam cũng cố gắng nỗ lực vượt qua để làm sao vừa đảm bảo lợi ích chung cho toàn khối nhưng cũng phải đảm bảo hài hòa được lợi ích giữa các bên.
Đây là phiên đàm phán có ý nghĩa đặc biệt trước khi các nhà lãnh đạo gặp nhau vào tháng 10 năm nay, hướng tới mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP ngay trong năm 2020. Vì vậy nỗ lực từ phía Việt Nam ngay từ vòng đàm phán này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi chúng ta với vai trò là nước chủ tịch ASEAN 2020.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!