Với cam kết chuộc được tất cả 9 ngư dân về nước sớm hơn thời hạn, ông Nguyễn Văn Túy (chủ tàu, trú tại phường 6, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đã nhận tiền người nhà của 8 thuyền viên bị phạt tù. Mỗi trường hợp đã đưa cho cho vợ chồng ông trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhiên theo đại diện Nghiệp đoàn nghề cá và cả lãnh đạo UBND phường 6, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thì đây là cách làm có quá nhiều rủi ro. Bởi lâu nay, ngư dân bị bắt khi vi phạm vùng biển nước ngoài, mọi giải quyết đều thông qua thông báo từ Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Yên và cơ quan chức năng.
Căn cứ theo Luật thủy sản 1985 của Malaysia, nếu bị kết tội, các tàu và phương tiện đánh bắt cá sẽ bị thu giữ, thuyền trưởng có thể bị phạt hơn 1 triệu ringgit (tương đương hơn 230.000 USD), còn các thuyền viên có thể bị phạt tiền 100.000 ringgit hoặc bị phạt tù. Và một khi bị bắt phạt tù thì họ chỉ được trở về nước sau khi mãn hạn tù, hoặc nhận được sự đặc xá của các nước sở tại cho trở về sớm hơn thời hạn. Đó là cách duy nhất và cũng là con đường duy nhất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, nếu ngư dân bị bắt thì chủ tàu là người sẽ chịu tất cả mọi chi phí sau khi được thả tự do để về nước.