Với công xuất trên 800 CV, chiếc tàu đánh bắt xa bờ của ông Nguyễn Em, Phường Phú Hậu, thành phố Huế thuộc loại có công xuất lớn trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Trung bình mỗi tháng chiếc tàu ông đánh bắt lúc cao điểm đạt tới 25 tấn cá. Tàu lớn, sản lượng lớn, thế nhưng tàu của ông Em vẫn chưa đăng ký chứng nhận truy xuất nguồn gốc hải sản, lý do ông đưa ra là tàu ông khi đánh bắt vào bờ đã có là các đầu nậu tiêu thụ, ông chưa có điều kiện để đánh bắt xuất khẩu đi các nước châu Âu hay các nước khác nên ông không cần đăng ký. Nhiều bạn thuyền khác của ông Em cũng có chung suy nghĩ như vậy.
Chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc chứng nhận sản phẩm hải sản đúng tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến tình trạng ngư dân, người cung cấp hải sản cho các đầu mối thu mua vẫn còn thờ ơ với việc đăng ký chứng nhận, truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác. Và khi thị trường tiêu thụ hải sản bị thắt chặt thì chính bản thân ngư dân là người phải chịu thiệt hại đầu tiên.
Rõ ràng, khi một quy trình nghiêm ngặt về xuất khẩu sản phẩm hải sản vào các nước Châu Âu đã được thông qua, và trở thành thông lệ quốc tế, thì việc ngư dân đứng ngoài quy trình đó, dù với bất cứ lý do gì, sẽ tạo ra những ảnh hưởng không hề nhỏ. Ngư dân cần phải tính đến lâu dài, không phải trước mắt bán ở thị trường nội địa, trong tương lai chúng ta sẽ cung cấp cho thị trường quốc tế, không phải châu âu mà các nước khác nữa, nếu có xác nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của các hải sản, điều này sẽ đem lại lợi ích cho bà con, tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!