TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

20 năm kết nối lưới điện trung áp Việt Nam và Lào: Quy mô cấp điện tăng thêm 5 điểm

Hồ Chiến, Trọng Hoàng (VTV8)Cập nhật 16:51 ngày 07/08/2018

VTV.vn - Việc bán điện qua nước bạn Lào đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của mỗi bên và làm thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa ngành điện hai nước.

Thực hiện Hiệp định hợp tác năng lượng điện giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký năm 1996, và chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã bán điện cho nước bạn Lào kể từ năm 1998, điểm bán điện đầu tiên là cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Sau 20 năm, đến nay quy mô cấp điện tăng thêm 5 điểm đi qua các cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu La Lay tỉnh Quảng Trị, cửa khẩu A Đớt tỉnh Thừa Thiên Huế, cửa khẩu Đak Oóc tỉnh Quảng Nam và Bờ Y tỉnh Kon Tum dọc biên giới nước bạn Lào.

Năm 1998, năm đầu tiên Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tổng công ty điện lực Lào hợp tác mua bán điện, lượng công suất đỉnh đạt 2 MW, sản lượng trên 220.600 kWh, doanh thu trên 13.000 USD. Đến nay, lượng điện năng mua bán 20 năm đã đạt gần 300 triệu kWh, doanh thu trên 20 triệu USD. Qua 20 năm, công tác phối hợp quản lý, vận hành, ghi nhận thông tin và xử lý sự cố công trình điện được đại diện hai bên thực hiện theo Quy trình phối hợp vận hành và xử lý sự cố đã ký kết. Các Công ty Điện lực thường xuyên phối hợp với Đội Quản lý lưới điện của nước bạn Lào kiểm tra, xử lý hành lang tuyến đường dây cấp điện ở địa phận Lào để đảm bảo cung cấp điện trong các sự kiện quan trọng và các ngày lễ, Tết của nước bạn Lào. 

Mặc dù có những lúc thiếu nguồn cung cấp điện, phải áp dụng cắt, giảm phụ tải luân phiên đối với khách hàng trong nước, tuy nhiên Tổng công ty Điện lực miền Trung vẫn ưu tiên cung cấp điện đầy đủ, liên tục theo nhu cầu phụ tải của Tổng công ty điện lực Lào. 

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.