TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Ngành mía đường Khánh Hòa đối diện áp lực ngày một lớn

Minh Tuệ, Ngọc Ánh, Nguyên Kong (Đài PT-TH Khánh Hòa)Cập nhật 13:44 ngày 11/03/2018

VTV.vn - Cả nước đang tồn khô đến hơn 400.000 tấn đường. Nhiều công ty đã buộc phải hạ giá thành bán đường để cạnh tranh.

Giá mua mía nguyên liệu của 2 nhà máy tại Khánh Hòa đang xuống rất thấp, dao động từ 800 đến 850.000 đồng/tấn cho 10CCS trong khi chi phí cho đầu tư, thu hoạch đang tăng lên hàng ngày. Bên cạnh đó, các đơn vị thu mua đã không còn hỗ trợ xe vận chuyển mía như nhiều năm trước, nên vụ mía năm nay bà con cầm chắc thua lỗ.

Người trồng mía Khánh Hòa đang mong mỏi các nhà máy chế biến phải có giải pháp cũng như chính sách hỗ trợ bà con. Song đại diện các nhà máy cho biết: việc hỗ trợ bà con canh tác cây mía hiệu quả, có năng suất đã được doanh nghiệp thực hiện gần 20 năm nay. Hợp đồng mua bán cũng chưa xuất hiện nhiều vướng mắc. Phần còn lại nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, nhất là vấn đề thu hoạch, vận chuyển. Ngoài ra, vấn đề đường lậu tràn lan đang gây áp lực giá đường trong nước.  

Trước những khó khăn không có lời giải của cây mía đường, nhiều nông hộ đã chủ động chuyển đổi cây trồng khác. Tại một số khu vực đất bằng, chủ động nước, bà con bắt đầu trồng xoài, bưởi, cao su và cây keo. Vì vậy diện tích trồng mía bị thu hẹp. Hiện cả tỉnh Khánh Hòa có 18.000 ha mía, giảm 1.000 ha so với niên vụ trước. Và nếu tiếp tục không có biện pháp, diện tích mía sẽ tiếp tục thu hẹp trong vụ mới.

Tái cơ cấu và tổ chức sản xuất lại ngành mía đường là giải pháp được tính tới với mục tiêu quy hoạch vùng trồng mía phù hợp, nâng năng suất mía từ 70 đến 100 tấn/ha, giảm chi phí đầu tư lẫn thu hoạch; gia tăng các sản phẩm sau đường. Bên cạnh nông dân và doanh nghiệp, việc tái cơ cấu sản xuất đòi hỏi ngành chức năng, hiệp hội thể hiện vai trò chủ đạo, tạo điều kiện cây mía phát triển ổn định. Từ đó sẽ tạo sự thống nhất, tìm tiếng nói chung từ khâu giống, sản xuất ngoài đồng ruộng đến khi cây mía về nhà máy, và đường được bán trên thị trường với giá hợp lý nhất.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định CPTPP

VTV.vn- Để nâng cao hiệu quả thực thi CPTPP, Việt Nam cần đào tạo đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản, kịp thời đáp ứng nhu cầu của đất nước