TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Câu lạc bộ nữ hát bài chòi Tuy Phước, Bình Định

Hoàng Thư, Huỳnh Danh (VTV8)Cập nhật 16:00 ngày 05/05/2018

VTV.vn - Không kén người chơi, không dành riêng cho đối tượng thưởng thức nào, nghệ thuật hát bài chòi đã trở thành chiếc cầu nối cho những người có chung một niềm đam mê bài chòi.

Những câu hát mộc mạc, dễ hiểu, lối hát dân dã nhưng lại thể hiện nét duyên dáng riêng có của người dân miền Trung. Càng hát lại càng say mê, mỗi thành viên trong câu lạc bộ nữ hát bài chòi xã Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định đều tìm thấy điều thú vị theo cảm nhận của riêng mình về nghệ thuật truyền thống dân gian này.

Mỗi câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm, cuộc sống sinh hoạt của người dân duyên hải miền Trung. Lời hát phải mang tính đối đáp qua lại thể hiện lối ứng tác ngẫu nhiên. Đây chính là điểm đặc biệt của nghệ thuật hát bài chòi. Ngoài việc sưu tầm, hát những câu hát cổ, câu lạc bộ nữ bài chòi Tuy Phước từ khi thành lập năm 2012 đến nay, chị em đã tự sáng tác thêm nhiều câu hát mới, ca ngợi vẻ đẹp quê hương và con người vùng đất này.

Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc - UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước đó đã có một thời gian khá dài, hát bài chòi không phổ biến ở làng quê miền Trung. Thế nhưng chính sự ra đời và tồn tại của những câu lạc bộ hát bài chòi đã góp phần tạo đất sống và giúp bài chòi được vinh danh.

Bài chòi là di sản chung của 9 tỉnh Trung Bộ gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận nhưng Bình Định vẫn được xem là cái nôi của di sản này. Vì thế mà suốt từ nhiều năm nay, bằng nhiều hình thức, cứ vào dịp đầu xuân, hội hát bài chòi lại được tổ chức ở nhiều làng quê. Sức sống mãnh liệt ấy của bài chòi đã được ngầm nuôi dưỡng từ những con người luôn dành hết tâm tư của mình cho nghệ thuật này, dù chỉ là hình thức một nhóm người say mê hát bài chòi như câu lạc bộ nữ bài chòi Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.