TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Chùa Cầu và góc nhìn đa chiều

Cẩm Tú, Thành Công, Bảo TrangCập nhật 10:58 ngày 31/07/2024

VTV.vn - Sau khi trùng tu Chùa Cầu, TP Hội An đã rộ lên nhiều tranh cãi với các ý kiến đa chiều trên báo chí và các trang mạng xã hội về diện mạo cây cầu mang tính biểu tượng này.

Nhiều ý kiến cho rằng, sau 19 tháng trùng tu, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) dường như không còn rêu phong cổ kính... khiến du khách lạ lẫm. Mái ngói âm dương Chùa Cầu được hạ giải theo trình tự để vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng tối đa. Ngói mới thay thế tương đồng kích cỡ, hình dáng và cấu trúc so với ngói cũ, vì vậy mái Chùa Cầu nổi bật, khác biệt so với với màu rêu phong trước đó.

Các họa tiết cũng vậy, sau trùng tu có màu xanh nổi bật. Ngay cả bức tường phía trước Chùa Cầu cũng được phủ vôi mới và những mảng rêu bám cũng không còn nữa. Hông Chùa Cầu được quét lại màu trắng. Tất cả những gam màu này gây cảm giác chùa Cầu được làm mới, khiến nhiều người lạ lẫm. Nhưng, cũng vì điều này mà nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì độ độc lạ của di tích...

Có thể nói Chùa Cầu là một biểu tượng quá quen thuộc với nhiều người dân và du khách khi đến Hội An. Ngôi chùa cổ kính in trên tờ tiền 20.000 đồng với kiến trúc độc đáo không chỉ là di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, mà còn là niềm tự hào của người dân phố Hội. Hơn 4 thế kỷ tồn tại, dấu tích của thời gian đã in hằn lên từng góc cạnh của ngôi chùa vậy nên Chùa Cầu đã trải qua không ít lần tu bổ. Lần trùng tu quan trọng nhất cũng vừa hoàn thành cách đây không lâu và khi lớp áo cũ được làm mới đã lập tức tạo nên những cuộc tranh luận. Vậy Chùa Cầu sau trùng tu có gì đặc biệt mà dân tình phải xôn xao đến vậy?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.